ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY TÊ THẦN KINH ĐÙI LIÊN TỤC QUA ĐẶT CATHETER DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM ĐỂ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT VÙNG DƯỚI ĐÙI VÀ KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN 198

Nguyễn Văn Đáng1,, Nguyễn Thị Hương1, Nguyễn Đại Tú1, Nguyễn Quang Huy1, Nguyễn Hồng Phúc1
1 Bệnh viện 19-8, Bộ Công An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và tác dụng không mong muốn của gây tê thần kinh (GTTK) đùi liên tục qua đặt catheter dưới siêu âm để giảm đau sau phẫu thuật vùng dưới đùi và khớp gối. Đối tượng và phương pháp: Can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 64 bệnh nhân chấn thương đùi 1/3 dưới và chấn thương khớp gối tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện 19.8 Bộ Công an, từ tháng 05/2023-06/2024, chia thành 2 nhóm bằng nhau. Nhóm 1: giảm đau thường quy (GĐTQ) với 1g paracetamol mỗi 6 giờ và mocphin tiêm dưới da 0,1 mg/kg mỗi 4 giờ đến 48 giờ. Nhóm 2: GTTK đùi liên tục giảm đau với tiêm bolus 20 ml ropivacain 0,2% sau đó truyền liên tục ropivacain 0,2% 5ml/giờ đến 48 giờ. Theo dõi và đánh giá hiệu quả giảm đau, ảnh hưởng trên tuần hoàn, hô hấp và các tác dụng không mong muốn. Kết quả: Hiệu quả giảm đau tốt và khá đạt 100% ở cả 2 nhóm GTTK đùi và GĐTQ. Điểm VAS trung bình khi nghỉ ngơi và khi vận động của hai nhóm tương đương nhau tại hầu hết thời điểm nghiên cứu. Có sự khác nhau về lượng morphin trung bình dùng thêm với p<0,05. Tác dụng không mong muốn ở nhóm dùng morphin GĐTQ cao hơn nhóm GTTK đùi liên tục có ý nghĩa với p<0,05. Mức độ rất hài lòng ở nhóm GTTK đùi có xu hướng cao hơn nhóm sử dụng phương pháp GĐTQ (p<0,05). Kết luận: Gây tê thần kinh đùi liên tục qua đặt catheter dưới siêu âm có hiệu quả giảm đau sau mổ tương đương với phương pháp GĐTQ cho bệnh nhân gãy 1/3 dưới đùi và khớp gối. Và là một phương pháp giảm đau nhanh chóng, dễ thực hiện, an toàn, hiệu quả, ít tác dụng không mong muốn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Nguyễn Hà Ngân (2018), Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối của phương pháp gây tê liên tục thần kinh đùi kết hợp gây tê thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm. Tạp chí y dược lâm sàng 108, Tập 13 - Số 5/2018. Tr 75-82
2. Trần Thị Hồng Quyên (2019), Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê thần kinh đùi dưới hướng dẫn siêu âm cho bệnh nhân cấp cứu bị gãy xương đùi. Tạp chí y dược lâm sàng 108, Tập 15 - Số 3/2019. Tr 130-36
3. Nguyễn Thị Thanh (2017), Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê thần kinh đùi liên tục trên bệnh nhân thay khớp háng. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 21. Số 3. Tr 136-143.
4. Dauri M, Polzoni M, Fabbi E et al (2003). Comparison of epidural, continuous femoral block and intraarticular analgesia after anterior cruciate ligament reconstruction. Acta Anaesthesiol Scand, 47: 20-25.
6. Monica W, Harbell, Joshua M, Cohen et al (2016). Combined preoperative femoral and sciatic nerve blockade improves analgesia after anterior cruciate ligament reconstruction: A randomized controlled clinical trial. Journal of Clinical Anesthesia 33: 68-74.
7. Aguirre J, Del Moral A, Cobo I et al (2012), "The role of continuous peripheral nerve blocks". Anesthesiol Res Pract 2012, pp.560- 5.
8. Ilfeld BM, Loland VJ, Sandhu NS et al (2012), "Continuous femoral nerve blocks: the impact of catheter tip location relative to the femoral nerve (anterior versus posterior) on quadriceps weakness and cutaneous sensory block". Anesth Analg 115, pp.721–727.
9. Wheeler M, Oderda GM, Ashburn MA (2002). "Adverse event associated with postoperative opioid analgesia: A systematic review". J Pain, 3, pp.159–180.
10. Marino J, Russo J, Kenny M et al (2009), "Continuous lumbar plexus block for postoperative pain control after total hip arthroplasty. A randomized controlled trial". J Bone Joint Surg Am 91, pp.29–37.