NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Hưng Đạo Nguyễn 1,, Hồng Sơn Trịnh 2
1 Bệnh viện Đa khoa Chiêm Hóa
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu mô tả tiến hành trên 468 trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán VPMRT được điều trị bằng phẫu thuật nội soi từ 01/01/2015 đến 31/9/2017 tại các bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả và kết luận: Bệnh chủ yếu gặp trong độ tuổi lao động 19-60; tỉ lệ nam/nữ tương đương; thời gian từ khi đau tới khi vào viện đa phần > 24 giờ; Tỉ lệ gặp RT vị trí bất thường là 13,2%; Các nguyên nhân gây VPMRT gặp phải bao gồm trình độ học vấn thấp, trẻ em dưới 5 tuổi, người già ≥ 60 tuổi, phụ nữ có thai, phẫu thuật ổ bụng từ trước; đa số các bệnh nhân có sốt chiếm 62,4%; tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng cơ năng đau bụng, một số bệnh nhân gặp tình trạng nôn, buồn nôn, rối loạn đại tiện; tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng đau và phản ứng thành bụng trên lâm sàng, triệu chứng hay gặp khác là bụng chướng và cảm ứng phúc mạc; đa số các bệnh nhân có tăng BCDNTT chiếm 79,3%; tỉ lệ làm xét nghiệm CRP là 10,2% trong đó tỉ lệ CRP tăng chiếm 93,75%; có 112 (23,9%) bệnh nhân được lấy mẫu cấy vi khuẩn; tỉ lệ phát hiện vi khuẩn E. Coli là 73,2%; Klebsiella là 5,4%; Pseudomonas 4,5%; Enterococus là 1,8%; loại khác 9,8%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. B Ndofor (2016), "Comparing laparoscopic appendectomy to open appendectomy in managing generalised purulent peritonitis from complicated appendicitis: the uncharted path ", S Afr J Surg pp. 30-34.
2. Amro Elhadidi (2020), "Laparoscopicvs open appendectomy in the management of appendicitis complicated by generalized peritonitis: a prospective randomized trial", The Egyptian Journal of Surgery, pp. 429-437.
3. Carlos Augusto Gomes (2020), "Laparoscopic versus open approach for diffuse peritonitis from appendicitis ethiology: a subgroup analysis from the Physiological parameters for Prognosis in Abdominal Sepsis (PIPAS) study", Updates in Surgery, pp. 1-7.
4. Sheu B.F. (2007), "Risk factors associated with perforated appendicitis in elderly patients presenting with signs and symptoms of acute appendicitis", ANZ J. Surg., pp. 662–666.
5. Matthias Kraemer (1999), "Perforating Appendicitis: is it a Separate Disease?", Eur J Surg., pp. 473–480.
6. Nina A Bickell (2005), "How Time Affects the Risk of Rupture in Appendicitis", J Am Coll Surg., pp. 401-406.
7. S. Towfigh (2006), "Laparoscopic appendectomy significantly reduces length of stay for perforated appendicitis", Surg Endosc., pp. 495–499.
8. Ta Salem (2007), "Prospective study on the role of C-reactive protein (CRP) in patients with an acute abdomen", Ann R Coll Surg Engl, pp. 233–237.