ĐẶC ĐIỂM VIÊM DA CƠ ĐỊA TRONG BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ 2-5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hen phế quản là một bệnh phổi phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong số các nguyên nhân có thể gây ra hen thì viêm da cơ địa là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của bệnh hen. Biết được đặc điểm viêm da cơ địa trong hen phế quản ở trẻ 2-5 tuổi giúp ích rất nhiều trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Mục tiêu: Xác định đặc điểm viêm da cơ địa trong hen phế quản ở trẻ 2-5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp: Cắt ngang từ 11/2023 - 5/2024 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Tỷ lệ viêm da cơ địa chiếm 37,1% với 36 trường hợp viêm da cơ địa trên tổng số 97 bệnh nhân hen phế quản nhận vào nghiên cứu. Độ tuổi khởi phát viêm da cơ địa nhỏ nhất 15 ngày tuổi và lớn nhất 10 tháng tuổi, trung bình khởi phát ở độ tuổi 1,51 ±1,64 tháng. Hơn 80% bệnh nhân bị viêm da cơ địa từ 6 tháng/lần trở lên. Biện pháp điều trị nhiều nhất là dùng dưỡng da giữ ẩm (77,8%) và có 5,6% bệnh nhân bôi corticoid. Với nhóm bệnh nhân hen kèm viêm da cơ địa, nhiễm trùng hô hấp và thời tiết lạnh là 2 yếu tố gây khởi phát cơn hen cao nhất (55,6% và 69,4%). Ở nhóm bị viêm da cơ địa, các triệu chứng liên quan đến ho và khò khè có tỷ lệ hàng đầu với khoảng 90%; bên cạnh đó, ran rít, ran ngáy có tỷ lệ cao với khoảng 80%. Bệnh mắc cơn hen độ nhẹ cao hơn so với độ trung bình (52,8% so với 47,2%). Bệnh nhân kiểm soát một phần được cơn hen chiếm tỉ lệ cao hơn so với không kiểm soát được (50% so với 41,7%), kiểm soát tốt chỉ chiếm 8,3%. Hầu hết bệnh nhân có viêm da cơ địa đi kèm có bệnh hen bậc 2 (88,9%). Kết luận: Tỷ lệ viêm da cơ địa ở bệnh nhân hen của chúng tôi là 37,1%. Bệnh nhân viêm da cơ địa có bệnh hen bậc 2 chiếm đến 88,9% trong khi tỷ lệ kiểm soát tốt cơn hen chỉ chiếm 8,3%
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm da cơ địa, hen phế quản, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Hanifin, J. M., Rajka, G. Diagnostic Features of Atopic Dermatitis. Acta Derm Venereol. 60(92). doi:https://doi.org/10.2340/00015555924447.
3. Li H, Dai T, Liu C, Liu Q, Tan C. Phenotypes of atopic dermatitis and the risk for subsequent asthma: A systematic review and meta-analysis. J Am Acad Dermatol. 2022;86(2):365-372. doi:10. 1016/j.jaad.2021.07.064.
4. Pedersen CJ, Uddin MJ, Saha SK, Darmstadt GL. Prevalence of atopic dermatitis, asthma and rhinitis from infancy through adulthood in rural Bangladesh: a population-based, cross-sectional survey. BMJ Open. 2020;10(11):e042380. doi:10. 1136/bmjopen-2020-042380.
5. Ravnborg N, Ambikaibalan D, Agnihotri G, et al. Prevalence of asthma in patients with atopic dermatitis: A systematic review and meta-analysis. J Am Acad Dermatol. 2021;84(2):471-478. doi:10.1016/j.jaad.2020.02.055.
6. Sophie Nutten. Fifty percent of all those with atopic dermatitis develop other allergic symptoms within their first year of life and probably as many as 85% of patients experience an onset below 5 years of age. Ann Nutr Metab. 2015;66(1):8-16. doi:https://doi.org/10.1159/000370220.
7. Zheng T, Yu J, Oh MH, Zhu Z. The Atopic March: Progression from Atopic Dermatitis to Allergic Rhinitis and Asthma. Allergy Asthma Immunol Res. 2011;3(2):67. doi:10.4168/ aair.2011.3.2.67.