TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM TẠI VIỆN DINH DƯỠNG NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát tình trạng loãng xương của người bệnh đến khám tại Viện Dinh dưỡng năm 2022. Nghiên cứu cắt ngang mô tả tình trạng loãng xương được tiến hành trên 117 người bệnh ≥ 40 tuổi đến khám tại Viện Dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ loãng xương của người bệnh đến khám là 31,6%, tỷ lệ thiếu xương là 45,3%. Tỷ lệ loãng xương và thiếu xương tăng dần theo nhóm tuổi, ở nhóm từ 60 tuổi tỷ lệ loãng xương rất cao chiếm 76,9%. Tỷ lệ loãng xương chung ở nhóm từ 50 tuổi là 54,2% cao hơn nhóm từ 40-49 tuổi (8,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ loãng xương ở người bệnh đến khám tương đối cao. Cần đo mật độ xương thường quy cho người bệnh ≥ 40 tuổi để xác định tình trạng loãng xương và có các can thiệp bằng truyền thông về dinh dưỡng để cải thiện được tình trạng loãng xương của người trưởng thành
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình trạng loãng xương, mật độ xương, Viện Dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Văn Tuấn, Hồ Phạm Thục Lan. Tác động của FRAX đến tỷ lệ điều trị loãng xương trong cộng đồng. Tạp chí Hội Loãng xương TP. Hồ Chí Minh và Hội Loãng xương Hà Nội - Hội nghị khoa học thường niên và Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Hội. 2016: 39.
3. Dương Đình Toàn, Đàm Thị Thanh Tâm. Khảo sát mật độ xương ở người trên 40 tuổi dựa trên chỉ số T-score. Tạp Chí Y học Cộng đồng. 2022, 63(4).
4. World Health Organization. Assessment of fracture risk and its application to screening for postmenopausal osteoporosis: report of a WHO study group, World Health Organization, 1994.
5. Vũ Phương Dung. Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2021.
6. Lê Thị Hằng, Nguyễn Thị Phương Thuỷ. Loãng xương nguyên phát ở phụ nữ sau mãn kinh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 520 (1A): 227-231.
7. Trần Bùi Hoài Vọng, Trần Thừa Nguyên, Trần Quang Nhật, Trần Nhật Quang. Khảo sát tỷ lệ loãng xương của phụ nữ tại bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí nội tiết & đái tháo đường. 2022; 51: 81-85. DOI: 10.47122/ vjde.2022.51.11.
8. Boschitsch E.P., Durchschlag E.and Dimai H.P. Age-related prevalence of osteoporosis and fragility fractures: realworld data from an Austrian Menopause and Osteoporosis Clinic”, Climacteric. 2017; 20 (2): 157-163.
9. Nader Salari, Hooman Ghasemi, Loghman Mohammadi và các cộng sự. The global prevalence of osteoporosis in the world: a comprehensive systematic review and metaanalysis", Journal of Orthopaedic Surgery and Research. 2021; 16 (1): 609.
10. Hoàng Thị Bích, Trần Thị Tô Châu, Hoàng Phương Nam. Một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở người cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2021; 507(1): 288-292. doi:10.51298/ vmj.v507i1.1380