ĐẶC ĐIỂM HỖ TRỢ DINH DƯỠNG VÀ KẾT CỤC TĂNG TRƯỞNG Ở TRẺ SƠ SINH ĐƯỢC HỒI SỨC SAU PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Nguyễn Thị Ngân Hà1,, Nguyễn Đức Toàn1,2, Phạm Thị Thanh Tâm1
1 Bệnh viện Nhi Đồng 1
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hỗ trợ dinh dưỡng sau phẫu thuật tiêu hóa ở trẻ sơ sinh rất cần thiết để giảm biến chứng sau phẫu thuật cũng như thời gian nằm viện. Chậm tăng trưởng sau phẫu thuật được ghi nhận qua nhiều nghiên cứu. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm hỗ trợ dinh dưỡng và xác định kết cục tăng trưởng ở trẻ sơ sinh được hồi sức sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang từ 2/2024 đến 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Có 61 trẻ sơ sinh thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời gian thực hiện nghiên cứu. Ở thời điểm xuất khoa, số trẻ chậm tăng trưởng ngoài tử cung chiếm tỉ lệ cao với 42 bệnh nhi (68,9%). Trong khi ở thời điểm lúc sinh, nhóm nhẹ cân so với tuổi thai chỉ chiếm 16 ca (26,2%). Trong tổng số 61 ca, có 6 bệnh nhân (9,8%) tử vong. Kết luận: Tỉ lệ chậm tăng trưởng ngoài tử cung ở thời điểm xuất khoa của trẻ sơ sinh được hồi sức sau phẫu thuật đường tiêu hóa còn rất cao với 42 bệnh nhi (68,9%). Từ đó thấy rằng dinh dưỡng ở nhóm đối tượng này cần được quan tâm sâu sắc. Cần có chiến lược điều trị và đánh giá dinh dưỡng thích hợp để giảm tỉ lệ chậm tăng trưởng ngoài tử cung. Ngoài ra, cần xác định các yếu tố nguy cơ để phát triển các chiến lược điều trị cũng như tiên lượng cho nhóm đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alsaied, N. Islam, and L. Thalib, “Global incidence of Necrotizing Enterocolitis: a systematic review and Meta-analysis,” BMC Pediatr, 20(1), 2020, p344.
2. D. M. Me. Christine A. Gleason MTS, “Enteral Nutrition,” in Avery’s diseases of the newborn, 11th ed., Elsevier, chap 59, 2023.
3. Gomella TL, “Nutritional management.,” in Gomella’s Neonatology, Mc Graw Hill education, 2020, ch. 11.
4. G. R. Prasad, J. V. S. Rao, A. Aziz, T. M. Rashmi, and S. Ahmed, “Early Enteral Nutrition in Neonates Following Abdominal Surgery,” J Neonatal Surg, 7(2), 2018, p. 21.
5. H.-I. Jo, J.-Y. Sul, and J.-B. Park, “Effect of Nutritional Support on Postoperative Growth Velocity of Neonates in Neonatal Intensive Care Unit,” Advances in Pediatric Surgery, 24(2), 2018, pp. 51–59
6. Organization WH. Preterm birth. https://www. who.int/news-room/fact-sheets/ detail/preterm-birth#:~:text=There%20are% 20sub%2D categories%20of,(32%20to%2037%20weeks
7. R. M. Reynolds, K. D. Bass, and P. J. Thureen, “Achieving positive protein balance in the immediate postoperative period in neonates undergoing abdominal surgery,” J Pediatr, 152 (1), 2008, pp. 63–67.
8. Y. Sun, Z. Gao, W. Hong, X. Gong, and C. Cai, “Analysis of Postoperative Outcomes and Extrauterine Growth Retardation in Preterm Infants with Necrotizing Enterocolitis: A Retrospective Study,” Am J Perinatol, 41 (S 01), 2024, pp. E1190–E1196.