ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH LÂM SÀNG VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG HỌC SÀN CHẬU Ở BỆNH NHÂN TÁO BÓN DO CO THẮT CƠ MU TRỰC TRÀNG (ANISMUS)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh nhân táo bón do co thắt cơ mu trực tràng. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang từ 7/2020 – 7/2021. Đối tượng nghiên cứu: 30 bệnh nhân được chẩn đoán táo bón do co thắt cơ mu trực tràng được thăm khám lâm sàng và chụp cộng hưởng từ động học sàn chậu tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Có 16 nữ, 14 nam độ tuổi trung bình là 46,4± 16,8. Rặn, gắng sức khi đi đại tiện lớn hơn ¼ số lần là triệu chứng phổ biến nhất với 96,67%. Tỷ lệ triệu chứng phân vón cục lổn nhổn hoặc cứng và cần sự trợ giúp khi đi đại tiện lần lượt là 93.33% và 86,67% với điểm Rome IV để đánh giá táo bón trung bình là4,17 ± 1,085.Có sự khác biệt đáng kể về các số đo của góc hậu môn trực tràng (ARA), độ hạ sàn chậu (M), độ mở ống hậu môn, chiều dài (H) và độ dày của cơ mu trực tràng qua các thì nghỉ, valsava, tống phân phù hợp những đặc điểm của bệnh lý co thắt cơ mu trực tràng. Kết luận: Cộng hưởng từ động học sàn chậuđóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán táo bón do co thắt cơ mu trực tràng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
co thắt cơ mu trực tràng, cộng hưởng từ động học sàn chậu, táo bón, Rome IV
Tài liệu tham khảo
2. Steele S R, Mellgren A (2007). "Constipation and obstructed defecation". Clin Colon Rectal Surg, 20 (2), 110-117.
3. Thức N X, Tâm B T T, Phong; L B H (2018). "Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ động học tống phân ở nhóm bệnh nhân nữ rối loạn chức năng sàn chậu trên 60 tuổi". Điện Quang Việt Nam, 31 (7), 79 - 84.
4. Piloni V, Bergamasco M, Melara G, et al (2018). "The clinical value of magnetic resonance defecography in males with obstructed defecation syndrome". Tech Coloproctol, 22 (3), 179-190.
5. Halligan S, Malouf A, Bartram; C I (2001). "Predictive Value of Impaired Evacuation at Proctography inDiagnosing Anismus". AJR, 177 633 - 636.
6. Chu W C, Tam Y H, Lam W W, et al (2007). "Dynamic MR assessment of the anorectal angle and puborectalis muscle in pediatric patients with anismus: technique and feasibility". J Magn Reson Imaging, 25 (5), 1067-1072.