CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CAI MÁY THÀNH CÔNG CỦA PHƯƠNG THỨC THÔNG KHÍ THÍCH ỨNG THÔNG MINH Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Đỗ Ngọc Sơn1,2,, Nguyễn Đức Mạnh3, Đặng Quốc Tuấn1,3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét các yếu tố tiên lượng cai máy thành công của phương thức thông khí thích ứng thông minh (iASV) cho bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát tiến cứu trên 20 bệnh nhân đợt cấp COPD nhập Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai thông khí xâm nhập đủ điều kiện cai thở máy từ tháng 09/2024 đến tháng 09/2024. Các thông số theo dõi chính như các chỉ số khí máu: pH, PaCO2, PaO2, HCO3-, PaO2/FiO2, lactat; các thông số lâm sàng: mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 được thu thập tại các thời điểm: nhập viện, bắt đầu cai máy thở bằng iASV, sau cai thở máy 30 phút, sau 60 phút, sau 120 phút, trước khi rút ống nội khí quản hoặc trước khi chuyển lại thông khí kiểm soát và sau rút ống nội khí quản. Bệnh nhân được đánh giá thành công khi không phải đặt lại nội khí quản sau 48 giờ. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu trên 20 bệnh nhân (tuổi trung bình 71 ± 9,1 tuổi; 100% nam), có 16 (80%) bệnh nhân rút ống nội khí quản thành công. Ở nhóm thất bại, nhịp tim, nhịp thở, PaCO2 tăng dần, pH giảm dần, khác biệt rõ nhất tại thời điểm trước khi rút ống nội khí quản hoặc trước khi chuyển lại phương thức thông khí kiểm soát, p< 0,05. Các yếu tố liên quan đến cai thở máy thành công: RSBI (OR = 1,148; CI 1,002-1,316), nhịp tim (OR = 1,181; CI 1,004-1,389), thang điểm APACHE II vào viện (OR = 3,074; CI 1,025-9,215), PaCO2 sau SBT (OR= 1,135; CI 1,002-1,286). Kết luận: Chỉ số RSBI, nhịp tim, thang điểm APACHE II vào viện, PaCO2 sau SBT là những yếu tố tiên lượng cai máy thành công. Ngoài ra theo dõi diễn biến trong quá trình cai máy về nhịp tim, nhịp thở, pH, PaCO2 có thể tiên lượng cai máy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Geiseler J, Westhoff M, (2021). [Weaning from invasive mechanical ventilation]. Med Klin Intensivmed Notfmed, 116(8):715-726.
2. Scaramuzzo G, Ottaviani I, Volta CA et al (2022). Mechanical ventilation and COPD: from pathophysiology to ventilatory management. Minerva Med, 113(3):460-470.
3. Botta M, Wenstedt EFE, Tsonas AM, et al (2021). Effectiveness, safety and efficacy of INTELLiVENT-adaptive support ventilation, a closed-loop ventilation mode for use in ICU patients - a systematic review. Expert Rev Respir Med, 15(11):1403-1413.
4. Kirakli C, Ozdemir I, Ucar ZZ et al (2011). Adaptive support ventilation for faster weaning in COPD: a randomised controlled trial. Eur Respir J, 38(4):774-780.
5. Jiang H, Yu S yang, Wang L wan (2006), Comparison of SmartCare and spontaneous breathing trials for weaning old patients with chronic obstructive pulmonary diseases. Zhonghua Jie He He Hu Xi Za Zhi, 29(8):545-548.
6. McConville JF, Kress JP, (2012). Weaning Patients from the Ventilator. New England Journal of Medicine, 367(23):2233-2239. doi:10.1056/ NEJMra1203367
7. Shamil P, Gupta N, Ish P, et al (2022). Prediction of Weaning Outcome from Mechanical Ventilation Using Diaphragmatic Rapid Shallow Breathing Index. Indian J Crit Care Med, 26(9):1000-1005.
8. Tyagi D, Govindagoudar MB, Jakka S et al (2021). Correlation of PaCO2 and ETCO2 in COPD Patients with Exacerbation on Mechanical Ventilation. Indian J Crit Care Med, 25(3):305-309.