ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG TẠI CHỖ DO RẮN HỔ MANG CẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÚT ÁP LỰC ÂM

Trần Văn Thảo1, Lê Quang Thuận2, Hà Trần Hưng1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị tổn thương tại chỗ ở bệnh nhân do rắn hổ mang cắn bằng phương pháp hút áp lực âm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 21 bệnh nhân rắn hổ mang cắn được điều trị bằng phương pháp hút áp lực âm (vacuum-assisted closure device - VAC) tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Vị trí bị rắn hổ mang cắn ở bàn chân 10/21 bệnh nhân (52,4%), bàn tay 8/21 bệnh nhân (38,1%). Rắn Naja kaouthia gặp ở 12/21 bệnh nhân (57,1%), rắn Naja atra gặp ở 9/21 bệnh nhân (42,9%). 18/21 bệnh nhân đặt VAC 1 lần (85,7%), thời gian đặt VAC trung bình 53 ± 12 giờ. Diện tích vết thương, tình trạng sưng nề của vết thương giảm rõ rệt sau VAC có ý nghĩa thống kê. Sau VAC, có 18/21 bệnh nhân được tiến hành ghép da, 3/21 bệnh nhân phải tiến hành làm vạt tự do, không có bệnh nhân nào phải cắt cụt chi hoặc giảm chức năng chi thể. Tình trạng lành vết thương sau phẫu thuật tạo hình đạt kết quả tốt với điểm Stony Brook Scar Evaluation đạt 4-5 điểm chiếm 17/19 bệnh nhân (89,5%). Trong quá trình thực hiện VAC, chỉ có 1/21 bệnh nhân (chiếm 4,17%) tăng cảm giác đau. Không có bệnh nhân bị nhiễm trùng do đặt VAC.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hung DZ, Liau MY, Lin-Shiau SY. The clinical significance of venom detection in patients of cobra snakebite. Toxicon. 2003;41(4):409-415. doi:10.1016/s0041-0101(02)00336-7
2. Lin JH, Sung WC, Mu HW, Hung DZ. Local Cytotoxic Effects in Cobra Envenoming: A Pilot Study. Toxins. 2022;14(2):122. doi:10.3390/ toxins14020122
3. Plikaitis CM, Molnar JA. Subatmospheric pressure wound therapy and the vacuum-assisted closure device: basic science and current clinical successes. Expert Rev Med Devices. 2006;3(2): 175-184. doi:10.1586/17434440.3.2.175
4. Morykwas MJ, Argenta LC, Shelton-Brown EI, McGuirt W. Vacuum-assisted closure: a new method for wound control and treatment: animal studies and basic foundation. Ann Plast Surg. 1997;38(6): 553-562. doi:10.1097/00000637-199706000-00001
5. Mendez-Eastman S. Guidelines for using negative pressure wound therapy. Adv Skin Wound Care. 2001;14(6):314-322; quiz 324-325. doi:10.1097/00129334-200111000-00015
6. Zeng F, Chen C, Chen X, Zhang L, Liu M. Small Incisions Combined with Negative-Pressure Wound Therapy for Treatment of Protobothrops Mucrosquamatus Bite Envenomation: A New Treatment Strategy. Med Sci Monit. 2019;25:4495-4502. doi:10.12659/MSM.913579
7. Shehata MS, Bahbah E, El-Ayman Y, et al. Effectiveness of negative pressure wound therapy in patients with challenging wounds: a systematic review and meta-analysis. Wounds. 2022;334 (12):E126-E134. doi:10.25270/wnds/21061
8. Trần Thiết Sơn, Nguyễn Đình Huy. Kết quả ghép da xẻ đôi cho các khuyết phần mềm chi dưới do rắn hổ mang cắn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;528(7).
9. Nguyễn Đình Huy. Kết quả tạo hình che phủ khuyết phần mềm chi dưới do rắn hổ mang cắn bằng kỹ thuật ghép da mỏng. Luận văn thạc sỹ Phẫu thuật tạo hình. 2023.
10. Kim KJ, Min JH, Yoo I, et al. Negative pressure wound therapy for skin necrosis prevention after snakebite in the emergency department: A retrospective cohort study. Medicine (Baltimore). 2021;100(3): e24290. doi:10.1097/ MD.0000000000024290