HOÀN CẢNH VÀ NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Nguyễn Phan Trọng Hiếu1,, Tạ Văn Trầm2, Nguyễn Đức Toàn3
1 Trường Y Dược - Đại học Trà Vinh
2 Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
3 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp, đặc biệt ngộ độc ở trẻ em có nguyên nhân vô cùng đa dạng. Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng tác động đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và thậm chí gây tử vong ở trẻ em. Nghiên cứu sát nguyên nhân và hoàn cảnh ngộ độc cấp nhằm góp phần giúp người nhà phòng ngừa cho trẻ xảy ra các tình huống ngộ độc cũng như giúp nhân viên y tế chẩn đoán sớm và nâng cao chất lượng điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nguyên nhân và hoàn cảnh ngộ độc ở bệnh nhi ngộ độc cấp tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả vừa hồi cứu vừa tiến cứu trên 294 bệnh nhi ngộ độc cấp từ 6/2021 đến 6/2023 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Hoàn cảnh ngộ độc thường gặp nhất là không cố ý (82%), trong đó có 66,3% do trẻ tò mò tự ăn phải chất độc; 17% do cố ý, trong đó tự tử chiếm 15,3%; có 1% trẻ bị đầu độc. Nguyên nhân gây ngộ độc trẻ em vô cùng đa dạng; thuốc tân dược cao nhất (50%), sau đó là nhóm hóa chất (42,2%), ngộ độc thực phẩm và chất gây nghiện lần lượt là 4,4% và 3,4%.Trong nhóm tác nhân thuốc tân dược: Thuốc giảm đau chiếm 13,2 %, trong đó 12,5% là Paracetamol. Nhóm tác nhân hóa chất: Thuốc bảo vệ thực vật chiếm 15,7%, trong đó cao nhất là nhóm thuốc diệt chuột (8,9%), chất bay hơi (12,9%). Trong nhóm hóa chất gây nghiện, rượu-bia và ma túy chiếm tỉ lệ bằng nhau, cùng là 1,7%. Kết luận: Hai nhóm nguyên nhân ngộ độc thường gặp là thuốc tân dược (50%) và hóa chất (42,2%), vì thế chúng ta cần lưu ý trong vấn đề quản lý buôn bán và sử dụng 2 nhóm nguyên nhân này, cũng như cần hướng dẫn sử dụng phù hợp. Hoàn cảnh ngộ độc ở trẻ em đa phần là ngộ độc do cố ý (82%); kế đến là ngộ độc do cố ý (17%); vì thế người lớn cần lưu ý trong vấn đề bảo quản các chất có khả năng gây độc, để xa tầm tay trẻ em. Thêm vào đó cũng cần quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em, đặc biệt là trẻ vị thành niên để tránh các trường hợp ngộ độc do tự tử.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Gummin, David D., Mowry JB, Beuhler MC, et al. 2020 Annual Report of the American Association of Poison Control Centers’ National Poison Data System (NPDS): 38th Annual Report. Clinical Toxicology. 2021/12/02 2021; 59(12): 1282-1501. doi:10.1080/15563650.2021.1989785
2. Nguyễn Thị Kim Thoa. Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng ngộ độc cấp trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I từ 1997-2001. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II; 2002.
3. Nguyễn Tân Hùng. Nguyên Nhân Và Kết Quả Điều Trị Ngộ Độc Cấp Trẻ Em Tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương Giai Đoạn 2017-2020. Đại học Y Hà Nội; 2020.
4. Đặng Thị Xuân, Đỗ Ngọc Sơn,. Đặc điểm dịch tễ và các tác nhân gây ngộ độc cấp ở trẻ em tại Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai,. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 501(2)
5. Persson H E, Sjöberg G K, Haines J A, Pronczuk de Garbino J. Poisoning severity score. Grading of acute poisoning. J Toxicol Clin Toxicol,. 1998; 36(3):205-13. doi:10.3109/ 15563659809028940
6. Soave P. M., Curatola A., Ferretti S., et al. Acute poisoning in children admitted to pediatric emergency department: a five-years retrospective analysis. Acta Biomed. Mar 14 2022; 93(1):e2022004. doi:10.23750/abm.v93i1.11602
7. Alwan I. A., Brhaish A. S., Awadh A. I., et al. Poisoning among children in Malaysia: A 10-years retrospective study. PLoS One. 2022; 17(4): e0266767. doi:10.1371/journal. pone.0266767
8. Nguyễn Nhân Thành. Một số đặc điểm ngộ độc cấp ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I trong 2 năm 1999-2000. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; 2001.
9. Bùi Quốc Thắng. Đặc điểm dịch tễ học ngộ độc tại khoa cấp cứu bệnh viện nhi đồng 1 từ 01/06/2001 đến 31/03/2002. Y học TPHồ Chí Minh. 2003; 7(1):51-56.
10. Nguyễn Tân Hùng. Nguyên nhân và đặc điểm ngộ độc cấp trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2017-2020. Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa. 2021; 5(1):9-16.