ỨNG DỤNG PHÂN LOẠI JNET TRONG CHẨN ĐOÁN POLYP ĐẠI TRÀNG KHÔNG CUỐNG KÍCH THƯỚC DƯỚI 10MM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của phân loại JNET trong dự đoán kết quả mô bệnh học (MBH) với các polyp đại trực tràng không cuống có kích thước ≤10mm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên các bệnh nhân nội soi đại trực tràng có polyp không cuống kích thước ≤10mm, được phân loại theo JNET đựa trên nội soi dải tần hẹp (NBI) có phóng đại, đối chiếu kết quả mô bệnh học tại Khoa điều trị bệnh ống tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 9/2023 đến 7/2024. Kết quả: 233 polyp được thu thập từ 155 bệnh nhân. 49,4% polyp có kích thước ≤5mm. Vị trí gặp polyp chủ yếu là đại tràng Sigma (24,9%) và đại tràng ngang (24,9%). Tỉ lệ phân loại JNET-1, JNET-2A, 2B và JNET-3 lần lượt là 21,9%, 76,8%, 1,3% và 0%. Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của phân loại JNET-1 trong dự đoán polyp tăng sản lần lượt là 92,7%, 92,9% và 92,8%. Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của phân loại JNET-2A trong dự đoán polyp u tuyến có loạn sản biểu mô độ thấp lần lượt là 92,8%, 93,2% và 92,8%. Kết luận: Với nhóm polyp không cuống kích thước nhỏ ≤10mm, phân loại JNET có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao trong dự đoán kết quả mô bệnh học.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nội soi đại tràng, phân loại JNET, polyp không cuống
Tài liệu tham khảo
2. Lê, Quang Nhân, et al. (2023), "NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA PHÂN LOẠI JNET TRONG TIÊN ĐOÁN MÔ BỆNH HỌC POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG", Tạp chí Y học Việt Nam. 525(1B).
3. Vũ Việt Sơn (2018), "Khảo sát phân loại polyp đại trực tràng bằng phương pháp nội soi phóng đại nhuộm màu ảo", Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội.
4. Abu Dayyeh, B. K., et al. (2015), "ASGE Technology Committee systematic review and meta-analysis assessing the ASGE PIVI thresholds for adopting real-time endoscopic assessment of the histology of diminutive colorectal polyps", Gastrointest Endosc. 81(3), pp. 502.e1-502.e16.
5. Ahadi, M., et al. (2021), "The 2019 World Health Organization Classification of appendiceal, colorectal and anal canal tumours: an update and critical assessment", Pathology. 53(4), pp. 454-461.
6. Hassan, C., et al. (2010), "Systematic review: distribution of advanced neoplasia according to polyp size at screening colonoscopy", Aliment Pharmacol Ther. 31(2), pp. 210-7.
7. Kobayashi, S., et al. (2019), "Diagnostic yield of the Japan NBI Expert Team (JNET) classification for endoscopic diagnosis of superficial colorectal neoplasms in a large-scale clinical practice database", United European Gastroenterol J. 7(7), pp. 914-923.
8. Sano, Y., et al. (2016), "Narrow-band imaging (NBI) magnifying endoscopic classification of colorectal tumors proposed by the Japan NBI Expert Team", Dig Endosc. 28(5), pp. 526-33.
9. Tischendorf, J. J., et al. (2010), "Value of magnifying endoscopy in classifying colorectal polyps based on vascular pattern", Endoscopy. 42(1), pp. 22-7.