NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ CẤP CỨU BỤNG NGOẠI KHOA Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả lâm sàng và cận lâm sàng của những bệnh lý cấp cứu ngoại bụng ở phụ nữ mang thai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 157 thai phụ được nhập viện vì cấp cứu bụng ngoại khoa tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương và khoa Cấp cứu bụng của bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, trong thời gian 5 năm từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2023. Một số yếu tố liên quan đến lâm sàng và cận lâm sàng được ghi nhận và phân tích. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh lý cấp cứu bụng ngoại khoa ở phụ nữ mang thai thường gặp nhất là những bệnh lý liên quan đến ruột thừa chiếm 68.8%, 16.6% bệnh lý liên quan đến ruột, 8.8% bệnh lý về túi mật, 3.8% viêm tụy cấp và 3.8% bệnh lý về thận.Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 28.31±5.47; Tuổi thai nhập viện nhiều nhất là ba tháng giữa thai kỳ (46.5%), tiếp đến là ba tháng cuối (35%) và tỷ lệ tuổi thai trong ba tháng đầu là 18.5%. Số lượng bạch cầu trung bình khi nhập viện là 12.91 ± 3.81 (G/l), trong đó 73.2% thai phụ có số lượng bạch cầu ≥ 10 G/l, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính ≥ 70% chiếm ưu thế (90.4%). 100% thai phụ được siêu âm khi nhập viện, trong đó, 73/157 trường hợp có hình ảnh siêu âm điển hình. 47/157 trường hợp được chỉ định chụp cộng hưởng từ để phục vụ chẩn đoán. Trong nhóm bệnh lý về ruột thừa: 53.7% có hình ảnh siêu âm điển hình và 28.7% được chụp cộng hưởng từ. Với nhóm bệnh lý túi mật chỉ 28.6% có hình ảnh siêu âm điển hình và tỷ lệ chụp cộng hưởng từ là 35.7%. 30.4% thai phụ có bệnh lý liên quan đến ruột có hình ảnh siêu âm điển hình và 30.4% có chụp cộng hưởng từ. Với nhóm bệnh nhân viêm tụy cấp và nhóm bệnh lý liên quan đến thận tỷ lệ này đều lần lượt là 33.3% và 33.3%. Kết luận: Cấp cứu bụng ngoại khoa thường gặp nhất khi mang thai là bệnh lý liên quan đến ruột thừa, sau đó là những bệnh lý liên quan đến túi mật, ruột, tụy và thận. Siêu âm là lựa chọn đầu tiên để khảo sát ổ bụng trong thai kỳ và cộng hưởng từ (MRI) là phương tiện chẩn đoán hình ảnh thứ hai được ưu tiên lựa chọn khi siêu âm không kết luận được
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cấp cứu bụng, ngoại khoa, phụ nữ mang thai, thai kỳ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tài liệu tham khảo
2. Mahmood T, Ventura CS, Messinis I, Mukhopadhyay S, editors. The EBCOG Postgraduate Textbook of Obstetrics & Gynaecology: Obstetrics & Maternal-fetal Medicine. Cam bridge University Press; 2021 Dec 2.
3. Abhirami GR, Sathyavani C, Patil RN. Acute abdomen in pregnancy: a case series on clinical presentation and diagnostic dilemma. International Journal of Reproduction, Contraception, Obstetrics and Gynecology. 2021 Feb 1; 10(2): 742-747.
4. Skubic JJ, Salim A. Emergency general surgery in pregnancy. Trauma surgery & acute care open. 2017 Nov 1; 2(1): e000125.
5. Augustin G, Majerovica M. (2007). Non – obstetrical acute abdomen during pregnancy. European Journal of Ostetrics & Gynecology and Reproductive Biology, 131, 4-12.
6. Robert Ohle, Fran O’Reilly, Kirsty K O’Brien (2011), Tom Fahey & Borislav D Dimitro-The Alvarado score for predicting acute appendicitis a systematic review; BMC Medicine, 9:139, 1-13.
7. R. Mukherjee, S. Samanta (2019). Taiwanese Journal of Obstetrics & Gynecology 58;177-182.
8. Đinh Thị Ngọc Lan (2014), Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
9. Nguyễn Tấn Cường, Trần Phùng Dũng Tiến, Nguyễn Thị Minh Huệ (2010). Kết quả cắt ruột thừa nội soi trên bệnh nhân có thai. Tạp chí ngoại khoa số đặc biệt, 60(4,5,6), 88-96.
10. Chinnusamy Palanivelu, Muthukumaran Rangarajan, Ramakrishnan Parthasarathi (2006). Laparoscopic Appendectomy in Pregnancy: A Case Series of Seven Patients. Journal of the Society of Laparoendoscopic Surgeons, 10(3), 321-325.