NHẬN XÉT MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY PHÙ THAI VÀ PHÙ THAI RAU TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Mạnh Trọng Bằng1,, Trần Danh Cường2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số nguyên nhân gây phù thai và phù thai rau tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 139 thai phụ được chẩn đoán phù thai hoặc phù thai rau tại Trung tâm Chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 28; tỷ lệ có tiền sử sinh con bị phù thai – rau là 10,1%; tuổi thai trung bình chẩn đoán bệnh là 24 tuần; tỷ lệ thai phụ được chẩn đoán bệnh trước 20 tuần là 23,7%, từ 20 tuần trở lên là 76,3%; tìm được nguyên nhân trong 85,6% số trường hợp  trong đó 26,9% trường hợp xác định bằng siêu âm và 73,1% trường hợp xác định bằng xét nghiệm. Trong đó, nhóm nguyên nhân miễn dịch (bất đồng nhóm máu mẹ - con) chiếm 0,7%; các nhóm nguyên nhân không miễn dịch như rối loạn huyết học (α-thalassemia) 59,7%, bất thường lồng ngực 7,9%, bất thường hệ bạch huyết (Hygroma Kystique) 7,2%, tim mạch 5,1%, nhiễm sắc thể 2,2%, tiêu hóa 1,4%, tiết niệu 0,7%, thần kinh – cơ xương 0,7%; không xác định được nguyên nhân trong 14,4% các trường hợp. Kết luận: Phần lớn phù thai – rau phát hiện được sau 20 tuần, phần lớn xác định được nguyên nhân nhờ siêu âm hình thái thai kỳ kết hợp với xét nghiệm máu, chọc ối làm nhiễm sắc đồ. Chủ yếu nguyên nhân thuộc nhóm không miễn dịch như α-thalassemia, bất thường lồng ngực và Hygroma Kystique.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Huang YY, Chang YJ, Chen LJ, et al. Survival of Hydrops Fetalis with and without Fetal Intervention. Children. 2022;9(4):530. doi:10. 3390/children9040530
2. Uyển NV, Cường TD. Bước đầu nghiên cứu xác định một số nguyên nhân phù thai - rau không do miễn dịch. Tạp Chí Phụ Sản. 2016;14(1):22-25. doi:10.46755/vjog.2016.1.658
3. Swearingen C, Colvin ZA, Leuthner SR. Nonimmune Hydrops Fetalis. Clin Perinatol. 2020; 47(1): 105-121. doi:10.1016/j.clp.2019. 10.001
4. Bellini C, Donarini G, Paladini D, et al. Etiology of non-immune hydrops fetalis: An update. Am J Med Genet A. 2015;167A(5):1082-1088. doi:10.1002/ajmg.a.36988
5. Trần Danh Cường. Chẩn Đoán Trước Sinh Dị Dạng Thai Bằng Siêu Âm 3D - 4D. Nhà xuất bản Y học; 2023.
6. Yuan SM. Cardiac Etiologies of Hydrops Fetalis. Z Geburtshilfe Neonatol. 2017;221(2):67-72. doi:10. 1055/s-0042-123825
7. Kosinski P, Krajewski P, Wielgos M, Jezela-Stanek A. Nonimmune Hydrops Fetalis—Prenatal Diagnosis, Genetic Investigation, Outcomes and Literature Review. J Clin Med. 2020;9(6):1789. doi:10.3390/jcm9061789
8. Sparks TN, Lianoglou BR, Adami RR, et al. Exome Sequencing for Prenatal Diagnosis in Nonimmune Hydrops Fetalis. N Engl J Med. 2020; 383(18): 1746-1756. doi:10.1056/ NEJMoa2023643
9. Thammavong K, Luewan S, Wanapirak C, Tongsong T. Ultrasound Features of Fetal Anemia Lessons From Hemoglobin Bart Disease. J Ultrasound Med Off J Am Inst Ultrasound Med. 2021;40(4):659-674. doi:10.1002/jum.15436