ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN COPD TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI NGUYÊN

Phạm Đức Lương1, Hoàng Hà1,, Tạ Ánh Tuyết2, Lã Thị Hiên1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
2 Bệnh viện Phổi Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân COPD hiện nay gặp khá nhiều. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân COPD có biến chứng TKMP và một số yếu tố nguy cơ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả và phân tích. Đối tượng là bệnh nhân COPD điều trị tại BV Phổi Thái Nguyên từ 6/2023 đến 06/2024. Chọn toàn bộ bệnh nhân COPD có TKMP là nhóm bệnh, 23 BN, chọn ngẫu nhiên 69 BN COPD không TKMP là nhóm chứng. Kết quả: Tỷ lệ COPD có tràn là 0,03%. Tỷ lệ nam là 93,5%. Tuổi trung bình là 63,1±18,4. Phân bố theo giai đoạn GOLD II gặp 69% ở nhóm có TKMP và 33% ở nhóm không TKMP. Tỷ lệ bệnh đồng mắc tim mạch chiếm 59,8%. Bàn luận: Nam giới TKMP nhiều hơn nữ giới, tuổi >50 TKMP nhiều hơn do đặc thù ở nam giới hoạt động nhiều hơn, nhiều biến cố bất lợi, có nguy cơ TKMP cao hơn. Bệnh nhân COPD giai đoạn GOLD II và III chiếm tỷ lệ nhập viện cao, do vậy, tỷ lệ TKMP giai đoạn II sẽ cao. Bệnh đồng mắc thường gặp nhất là bệnh tim mạch. Kết luận: Biến chứng TKMP ở bệnh nhân COPD gặp 0,03%. Các yếu tố GOLD II, giới nam, bệnh đồng mắc tim mạch là yếu tố nguy cơ TKMP với lần lượt các OR, CI95% là: 3,1 (1,173-8,252); 1,7 (0,1903-15,532) và 1,4 (0,509-3,630). Khuyến nghị: Các thầy thuốc lâm sàng cần cảnh giác biến chứng TKMP ở bệnh nhân COPD có mức độ GOLD II, giới nam, bệnh đồng mắc tim mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2023), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Quyết định số 2767/QĐ-BYT ngày 04/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Lê Hoàn, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Đông Dương (2024). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tràn khí màng phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, 533 (1B).
3. Phan Thanh Thủy, Vũ Văn Giáp, Lê Thị Viết Lan, (2022), Đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh tại một số đơn vị quản lý ngoại trú, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 160 (12V1)-2022. Trang 245.
4. GOLD, 2023, Global strategy for diagnosis, management, and prevention of COPD, Global Inititative for Chronic Obstructive Lung Disease. Report.
5. Li, H., et al., 2020, TIMP-1 and MMP-9 expressions in COPD patients complicated with spontaneous pneumothorax and their correlations with treatment outcomes. Pak J Med Sci. 36 (2): p. 192-197.
6. Mohamed, E. E., & Alaa E1 Din, A. (2013). Thoracoscopic pleurodesis using iodopovidone versus pleural abrasions in management of recurrent pneumothorax. Egyptian Journal of Chest Diseases and Tuberculosis, 62(1), 105-109.
7. Nakajima, J., et al., (2009), Outcomes of thoracoscopic management of secondary pneumothorax in patients with COPD and interstitial pulmonary fibrosis. Surg Endosc, 2009. 23 (7): p. 1536-40.