ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN XUÂN LỘC TỪ THÁNG 02/2018 ĐẾN THÁNG 09/2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả phẫu thuật cắt mạc giữ gân gấp cổ tay giải áp thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay tại Trung tâm y tế Xuân Lộc từ tháng 2/2018 đến tháng 9/2019; Tìm ra các hạn chế trong việc phẫu thuật và điều trị hội chứng ống cổ tay ở tuyến y tế cơ sở. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang tất cả các bệnh nhân nhập viện tại Khoa Ngoại tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc từ tháng 02/2018 đến tháng 09/2019, với chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Kết quả: Trong 15 bệnh nhân, độ tuổi phẫu thuật 30-60 tuổi chiếm tỷ lệ 93,3%; độ tuổi phẫu thuật dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 6,7%. Có 11 bệnh nhân nữ (73,3%) và 4 bệnh nhân nam (26,7%). Tỷ lệ mắc bệnh gặp ở nông dân chiếm 40%, kế tiếp là công nhân chiếm 33,3%, nghề nghiệp buôn bán và khác cùng tỷ lệ 13,3%. Trong 15 bệnh nhân được can thiệp phẫu thuật: phương pháp cắt mạc giữ gân gấp đơn thuần chiếm 66,67% (10/15 trường hợp); phương pháp cắt mạc giữ gân gấp kèm cắt bao ngoài thần kinh chiếm 33,33% (05/15 trường hợp). Đáp ứng sau phẫu thuật: tình trạng “tê khi thức dậy” khỏi hẳn đạt 100%; tình trạng “đau và dị cảm”; “sưng và nặng tay” hết hẳn đạt 14/15 trường hợp, 01/15 trường hợp giảm một phần. Tình trạng “nhạy cảm với lạnh” hết hẳn đạt 13/15 trường hợp, 02/15 trường hợp giảm một phần. Biến chứng sớm sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ thấp. Trong đó phù nề vết mổ tỷ lệ 13,33% (02/15 trường hợp); sưng và cứng khớp chiếm tỷ lệ 6,67% (01/15 trường hợp). Trong 15 bệnh nhân được can thiệp phẫu thuật, phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật đạt tỷ lệ 93,3% (14/15 trường hợp); cải thiện một phần đạt 6,7% (01/15 trường hợp) và không có trường hợp nào thất bại điều trị. Kết luận: Phẫu thuật cắt mạc giữ gân gấp hoặc kèm cắt bao thần kinh giữa trong điều trị hội chứng ống cổ tay tại Khoa Ngoại tổng hợp Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc được thực hiện tốt. Việc áp dụng phẫu thuật tại tuyến huyện giúp cho bệnh nhân tránh phải chuyển tuyến trên điều trị. Giúp giảm chi phí cho bệnh nhân vì giá viện phí tại tuyến huyện thấp hơn so với các bệnh viện tuyến trên và bệnh nhân tránh phải chi phí đi lại tốn kém. Góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, mang kỹ thuật mới tới nhân dân địa phương. Tăng uy tín và chất lượng điều trị của trung tâm y tế. Việc chẩn đoán và điều trị sớm tại tuyến y tế cơ sở góp phần làm giảm biến chứng nặng của bệnh. Các yếu tố khách quan trong việc phẫu thuật và điều trị hội chứng ống cổ tay ở tuyến y tế cơ sở là: kiến thức về bệnh tật trong cộng đồng còn nhiều hạn chế do điều kiện đặc thù của địa phương miền núi, nông dân chiếm đa số; sự chủ quan xem nhẹ các triệu chứng bệnh giai đoạn đầu cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho việc điều trị gặp khó khăn. Các yếu tố chủ quan trong việc phẫu thuật và điều trị hội chứng ống cổ tay ở tuyến y tế cơ sở là: việc thiếu các dụng cụ phẫu thuật vi phẫu như kính hiển vi, bộ garoth hơi… cũng có thể là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ điều trị khỏi hoàn toàn; thiếu phẫu thuật viên là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm số lượng bệnh nhân được mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đánh giá bước đầu, kết quả phẫu thuật, hội chứng ống cổ tay
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Dương (2017), Kết quả xa phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, Hội thần kinh học Việt Nam.
3. Nguyễn Lê Hoan, Nguyễn Thanh Huy (2016), Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ.
4. Lê Thái Bình Khang, Võ Tấn Sơn, Phạm Anh Tuấn (2010), Đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay trong hội chứng ống cổ tay, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, (14), tr. 38-42.
5. Nguyễn Đức Phúc (2007), Kỹ thuật mổ chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản y học.
6. Nguyễn Quang Quyền (2002), Bài giảng Giải phẫu học tập I, Nhà xuất bản y học chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
7. David R. Veltre (2017), “Open Techniques for Carpal Tunnel Release”, Carpal Tunnel Syndrom and Related Median Neuropathies, page: 125- 138.
8. Loree K. Kalliainen (2017), “Nonoperative Options for the Management of Carpal Tunnel Syndrome”, Carpal Tunnel Syndrom and Related Median Neuropathies, page:109-124.