CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ VỚI TOCILIZUMAB SAU 48 GIỜ Ở BỆNH NHÂN COVID-19 MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH - NẶNG

Lê Quốc Hùng1,2,, Nguyễn Ngọc Sang1,2, Nguyễn Thị Thủy Ngân1,2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Cơn bão cytokine, với sự gia tăng của IL-6, là yếu tố chính gây tổn thương đa cơ quan và hội chứng suy hô hấp cấp tính ở bệnh nhân COVID-19 nặng. Tocilizumab (TCZ), thuốc ức chế thụ thể IL-6, được sử dụng để kiểm soát phản ứng viêm này. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị có thể khác nhau, và việc xác định các yếu tố nguy cơ sớm của thất bại điều trị là rất quan trọng để cải thiện chăm sóc bệnh nhân. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 44 bệnh nhân COVID-19 được điều trị bằng TCZ tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022. Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng như CRP, IL-6 và D-dimer được theo dõi trước và tại các thời điểm 12 giờ, 24 giờ, và 48 giờ sau khi sử dụng TCZ. Phân tích hồi quy Cox đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố dự báo thất bại điều trị. Kết quả: Trong số 44 bệnh nhân (tuổi trung bình 56 ± 16) có 12 bệnh nhân (27,3%) thất bại điều trị sau 48 giờ và có tới 10 bệnh nhân (83,3% số ca thất bại) bị tử vong sau đó. Ngược lại chỉ có 05 bệnh nhân trong nhóm 32 ca thành công bị tử vong. Trong thời gian 48 giờ sau khi dùng TCZ, nồng độ CRP tăng đáng kể ở nhóm thất bại (61 ± 25 mg/L) so với nhóm thành công (14 ± 8 mg/L) (p=0,009), trong khi IL-6 cũng có sự gia tăng rõ rệt ở nhóm thất bại (476 ± 90 pg/mL so với nhóm thành công 122 ± 40 pg/mL; p<0,047). Điểm APACHE II cao là chỉ số hứa hẹn có khả năng dự báo thất bại điều trị ở thời điểm trước dùng TCZ do đó nó cần được đánh giá lại ở những nghiên cứu có thiết kế tốt hơn. Kết luận: Nồng độ CRP và IL-6 gia tăng trong 48 giờ sau khi sử dụng TCZ là những yếu tố nguy cơ quan trọng dự báo thất bại điều trị sớm ở bệnh nhân COVID-19 mức độ trung bình - nặng. Kết quả này nhấn mạnh sự cần thiết của việc can thiệp sớm và áp dụng các chiến lược thay thế cho những bệnh nhân không đáp ứng để cải thiện kết quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abani O, et al. RECOVERY trial. Lancet. 2021;397:1637-45.
2. Bộ Y Tế. (2021). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. Quyết định số 3416/QĐ-BYT, 2021.
3. Guan WJ, et al. Clinical Characteristics of Coronavirus Disease 2019 in China. N Engl J Med. 2020;382:1708-20.
4. Chen G, et al. Clinical and immunologic features in severe and moderate Coronavirus Disease 2019. J Clin Invest. 2020;130:2620-29.
5. Ruan Q, et al. Clinical predictors of mortality due to COVID-19 based on an analysis of data of 150 patients. Intensive Care Med. 2020;46:846-48.
6. Salama C, et al. (2021). Tocilizumab in Patients Hospitalized with Covid-19 Pneumonia. N Engl J Med. 2021 Jan 7;384(1):20-30. doi: 10.1056/ NEJMoa2030340.
7. Salvarani C, et al. Effect of Tocilizumab vs Standard Care on Clinical Worsening in Patients Hospitalized With COVID-19 Pneumonia. JAMA Intern Med. 2021;181:24-31.
8. Zhou F, et al. Clinical course and risk factors for mortality of adult inpatients with COVID-19 in Wuhan, China. Lancet. 2020;395:1054-62.
9. Wei, Q., Lin, H., Wei, RG. et al. Tocilizumab treatment for COVID-19 patients: a systematic review and meta-analysis. Infect Dis Poverty 10, 71 (2021). https://doi.org/10.1186/s40249-021-00857-w
10. Worldometer. (2023). COVID - Coronavirus Statistics. Worldometer. https://www.worldo meters.info/coronavirus/