ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH NỘI SOI PHẾ QUẢN VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN CỦA BỆNH NHÂN THỞ MÁY ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Quang Phương Lê1,, Minh Lực Nguyễn1
1 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh nội soi phế quản về tổn thương niêm mạc và lượng dịch tiết của bệnh nhân Viêm phổi bệnh viện có thở máy tại khoa HSTC – CĐ bệnh viện Hữu Nghị.Đặc điểm Vi khuẩn gây Viêm phổi bệnh viện (VPBV) và tình trạng đề kháng với các kháng sinh thường dùng của các vi khuẩn phân lập được. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 39 bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện Hữu Nghị từ 2/2019 đến 10/2020, được chẩn đoán Viêm phổi bệnh viện, có chỉ định Nội soi phế quản, nuôi cấy dịch phế quản cho kết quả dương tính và được làm kháng sinh đồ. Kết quả: Tổng số 39 bệnh nhân thở máy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán VPBV, hình ảnh nội soi phế quản cho thấy đặc điểm tổn thương niêm mạc dạng thâm nhiễm có tỷ lệ cao nhất chiếm 48,2%, dịch tiết đờm loãng và đờm đặc có tỷ lệ tương đương, cùng là 38%, còn lại là hình ảnh viêm mủ phế quản. Kết quả nuối cấy dịch phế quản và kháng sinh đồ cho thấy nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn Gram âm chiếm 97%, trong đó cao nhiều nhất là Klebsiella pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất với 41%, tiếp đó là Pseu. Aeruginosa với tỷ lệ 36%. Gram dương là vi khuẩn cơ hội chiếm 3%, không thấy Tụ cầu vàng. Acinetobacter. Baumannii chiếm tỷ lệ thấp hơn tuy nhiên đề kháng kháng sinh mạnh hơn. Trong các Vi khuẩn Gram âm thường gặp, tỷ lệ đề kháng rất cao với kháng sinh nhóm Cefalosphorin và Quinolon (> 70%), đề kháng thấp hơn với nhóm Carbapenem, Piperacillin/Tazobactam và Cefoperazone/Sulbactam. Kết luận: Tổn thương niêm mạc phế quản và tính chất dịch tiết không có độ tương quan, tuy nhiên phần nào phản ánh mức độ tổn thương phổi, giúp thay đổi thái độ điều trị.  Nguyên nhân gây VPBV chủ yếu là vi khuẩn Gram Âm. Các VK Gram Âm thường gặp đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh hay dùng, đặc biệt là nguyên nhóm Quinolon và Cefalosphorin, còn nhạy cảm với Carbapenem, Piperacillin/Tazobactam và Cefoperazone/Sulbactam

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Li S, Wu L, Zhou J, Wang Y, Jin F, Chen X, et al. Interventional therapy via flexible bronchoscopy in the management of foreign body-related occlusive endobronchial granulation tissue formation in children. Pediatr Pulmonol. 2020.
2. Criner GJ, Eberhardt R, Fernandez-Bussy S, Gompelmann D, Maldonado F, Patel N, et al. Interventional Bronchoscopy. Am J Respir Crit Care Med. 2020;202(1):29-50.
3. Chawia R (2008). Epidemiology, etiology, and diagnosis of hospital –acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia in Asian countries.Am J Infect control.Vol.36, No.4.
4. Giang Thục Anh, Vũ Thế Hồng, Vũ Văn Đính (2002),” Tìm hiểu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và tỷ lệ kháng kháng sinh tại khoa điều trị tích cực từ 1/2002 – 6/2002”, cơng trình NCKH BV Bạch mai, tập 1, tr 209-18.
5. Đoàn Ngọc Duy, Trần Văn Ngọc (2012), “ Đặc điểm viêm phổi bệnh viện do Pseudomonas aeruginosa tại BV Chợ Rẫy từ 6/2009 đến 6/2010”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 16, Phụ bản của Số 1,tr 87 - 93.
6. Nguyễn Phú Hương Lan, Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Lê Thị Dưng, Nguyễn Thị Thu Yến (2012) "Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter và Pseudomonas phân lập tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới năm 2010 ". Thời sự Y học, số 68, tr 9-12
7. Huỳnh Văn Ân (2012), Thực trạng sử dụng kháng sinh trong viêm phổi bệnh viện tại Khoa hồi sức tích cực BV Nhân Dân Gia Định, Hội thảo khoa học ngày 21/4/2012, TP. HCM.
8. Bùi Nghĩa Thịnh và cộng sự (2010), Khảo sát tình hình đề kháng KS của VK tại khoa Hồi sức tích cực và Chống Độc bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, Hồ Chí Minh.