MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH TẠI KHOA KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ 24 GIỜ, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Ngọc Toàn Phạm 1,, Thị Bích Hồng Lã 1
1 Bệnh viện Nhi trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Khoa khám và điều trị 24 giờ, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng: Trẻ từ 2 tháng đến dưới 60 tháng tuổi, diễn biến cấp tính dưới 7 ngày từ khi khởi phát bệnh được khám và điều trị nội trú tại khoa. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Kết quả: Nghiên cứu trên 203 bệnh nhân: tỷ lệ BN nam/ nữ là 1,9/1, tuổi trung bình là 17,1 ± 12,1 (tháng), chủ yếu trên 12 tháng tuổi. BN nhập viện do NKHHDCT (76,9%), gấp 3,3 lần số BN nhập viện do NKHHTCT, viêm phế quản phổi (38,9%) chiếm tỷ lệ cao nhất. BN ra viện tại khoa 24h chiếm 84,7%, tỷ lệ BN nặng lên cần chuyển khoa chiếm 15,3%, không có bệnh nhân tử vong hoặc xin về. Không có sự khác biệt về kết quả điều trị NKHHCT ở hai giới nam và nữ, giữa nhóm trên và dưới 12 tháng, giá trị bạch cầu, CRP, kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu, nhiễm RSV. Thời gian nằm viện trung vị của nhóm NKHHTCT ngắn hơn NKHHDCT. Kết luận: Trẻ nam gặp nhiều hơn nữ, chủ yếu là nhóm trên 12 tháng tuổi, viêm đường hô hấp dưới và VPQP chiếm phần lớn. Không có sự khác biệt về kết quả điều trị liên quan tới độ tuổi, giới tính, số lượng bạch cầu, CRP, kết quả nuôi cấy DTH, nhiễm RSV. Thời gian nằm viện của NKHHTCT ngắn hơn so với NKHHDCT

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Causes of child mortality. WHO, http://ww.who.int/gho/child_health/mortality/causes/en/, accessed: 05/28/2018
2.Yorita K.L, Holman R.C, Sejvar J.J, et al. (2008). Infectious disease hospitalizations among infants in the United States. Pediatrics, 121(2), 244–252.
3. Nguyễn Thu Nhạn và CS (2002). Mô hình bệnh tật trẻ em. Tập san Nhi khoa, Tập 10, Tổng hội Y dược học Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
4. Taksande A.M. and Yeole M. (2015). Risk factors of Acute Respiratory Infection (ARI) in under-fives in a rural hospital of Central India. Journal of Pediatric and Neonatal Individualized Medicine (JPNIM), 5(1), e050105
5. Thanh Minh Hùng (2016). Đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2016, Kontum
6. Quách Ngọc Ngân, Phạm Thị Minh Hồng (2014). Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh , 18 (1), tr. 294-300
7. Feldman A.S, Hartert T.V, Gebretsadik T, et al (2015). Respiratory Severity Score Separates Upper Versus Lower Respiratory Tract Infections and Predicts Measures of Disease Severity. Pediatric Allergy, Immunology, and Pulmonology, 28(2), 117–120.
8. Jorge H. Jaraa, Eduardo Azziz-Baumgartner b, Tirza De Leon (2019). Costs associated with acute respiratory illness and select virus infections in hospitalized children, El Salvador and Panama, 2012–2013. Journal of Infection, 79(2), 108–114.
9. Sandesh Kini, Bhuvanesh Sukhlal Kalal, Sara Chandy (2019). Prevalence of respiratory syncytial virus infection among children hospitalized with acute lower respiratory tract infections in Southern India. World J Clin Pediatr,8(2), 33–42.
10. Echavarría M, Carballal G (2018). Clinical impact of rapid molecular detection of respiratory pathogens inpatients with acute respiratory infection. Journal of Clinical Virology, 108, 90–95.