ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA LOÉT BÀN CHÂN TÁI PHÁT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Lê Văn Hưng1,, Đỗ Trung Quân2, Lê Quang Toàn1
1 Bệnh viện Nội tiết Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của loét bàn chân tái phát (LBCTP) trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 (ĐTĐT2) tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương” và “Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến LBCTP trên nhóm bệnh nhân trên”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 210 bệnh nhân có chẩn đoán loét bàn chân do đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng LBCTP là 47,62%. Thời gian loét tái phát thường gặp nhất là trong vòng 1 năm. Thời gian tồn tại vết loét trước khi nhập viện chủ yếu là trên 1 tháng (52%). Dị vật và chai chân là 2 nguyên nhân ngoại sinh phổ biến nhất gây tình trạng loét trên bệnh nhân có vết LBCTP. Vị trí vết loét thường gặp nhất là ở ngón chân/ kẽ chân (54%) và gan bàn chân (30%) với mức độ loét chủ yếu ở độ 3 và độ 4. Diện tích vết loét hầu hết đều >3cm2. Tất cả vết LBCTP đều có tình trạng nhiễm trùng, ở mức độ vừa và nặng là chủ yếu. Một nửa số bệnh nhân có bệnh động mạch chi dưới. 53% bệnh nhân có hình ảnh tắc mạch chi dưới tên siêu âm Dopper và 63% bệnh nhân có hình ảnh tiêu xương bàn chân trên phim X-quang. Nhóm bệnh nhân tập luyện thể thao thường xuyên, mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh thận mạn, bệnh động mạch chi dưới, có tiền sử tái thông mạch chi dưới, tiền sử cắt cụt chi và có biến dạng bàn chân có tỷ lệ mắc LBCTP cao hơn nhóm bệnh nhân không có các tình trạng bệnh trên. Nhóm bệnh nhân có chỉ số HbA1C >7,5% và mức lọc cầu thận < 60ml/phút/1,73m2 có tỷ lệ mắc LBCTP cao hơn nhóm bệnh nhân có HbA1C ≤ 7,5% và mức lọc cầu thận ≥ 60ml/phút/1,73m2. Nhóm bệnh nhân có tình trạng LBCTP có chỉ số CRP-hs và LDL-c trung bình cao hơn và chỉ số HDL-c trung bình thấp hơn nhóm bệnh nhân không có tình trạng LBCTP. Kết luận: Tỷ lệ LBCTP trên người bệnh ĐTĐT2 khá cao. Vị trí vết loét chủ yếu ở ngón chân, kẽ chân và gan bàn chân.Tình trạng vết loét thường nặng và có nhiễm khuẩn. Bệnh nhân đã có tình trạng loét bàn chân cần được hướng dẫn theo dõi và chăm sóc để phòng tránh LBCTP. Các vấn đề cần chú trọng gồm duy trì tập luyện thể thao, kiểm soát và theo dõi tình trạng đái tháo đường và các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh thận mạn, bệnh động mạch chi dưới, kiểm soát các chỉ số HbA1C, mức lọc cầu thận, CRP-hs và HDL-c. Đồng thời hướng dẫn cho người bệnh các thói quen sinh hoạt tốt để tránh LBCTP

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Sun H, Saeedi P, Karuranga S et al (2022). IDF Diabetes Atlas: Global, regional and country-level diabetes prevalence estimates for 2021 and projections for 2045. Diabetes research and clinical practice, 183:109119.
2. Armstrong DG, Boulton AJM, Bus SA (2017). Diabetic Foot Ulcers and Their Recurrence. N Engl J Med, 376(24):2367-2375.
3. Nguyễn Thị Bích (2020). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường có chỉ định cắt cụt chi dưới. Luận án Tiễn sĩ, Đại học Y Hà Nội.
4. Huang ZH, Li SQ, Kou Y et al (2019). Risk factors for the recurrence of diabetic foot ulcers among diabetic patients: a meta-analysis. International wound journal, 16(6):1373-1382.
5. Guo Q, Ying G, Jing O et al (2023). Influencing factors for the recurrence of diabetic foot ulcers: A meta-analysis. International wound journal. 20(5):1762-1775.
6. Matos M, Mendes R, Silva AB et al (2018). Physical activity and exercise on diabetic foot related outcomes: A systematic review. Diabetes research and clinical practice, 139:81-90.
7. Theodehild M. Theresia D, Fransita M.A. F, France R. P (2022). Foot Exercise and Related Outcomes in Patient With Diabetes Mellitus: A Literature Review. International Journal of Nursing and Health Services. 5(5):446-450.
8. Li Zhang GF, Yongqing Deng, Yuechou N et al (2022). Risk factors for foot ulcer recurrence in patients with comorbid diabetic foot osteomyelitis and diabetic nephropathy: A 3-year follow-up study. International wound journal, 20(1).
9. Khalifa WA (2018). Risk factors for diabetic foot ulcer recurrence: A prospective 2-year follow-up study in Egypt. Foot (Edinburgh, Scotland), 35:11-15.
10. Dubský M, Jirkovská A, Bem R et al (2013). Risk factors for recurrence of diabetic foot ulcers: prospective follow-up analysis in the Eurodiale subgroup. International wound journal, 10(5): 555-561.