KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KHỐI LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG Ở THÀNH BỤNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Văn Phan1,, Trần Thị Thu Hạnh2
1 Bệnh viện Phụ Sản Nam Định
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung ở thành bụng tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 94 bệnh nhân được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung ở thành bụng đã được phẫu thuật lấy khối tổn thương tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023. Các biến số chính được ghi nhận bao gồm: phương pháp phẫu thuật, đường vào ổ bụng, biến chứng trong và sau mổ, thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện và tái phát u. Kết quả: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 33,3; 100% bệnh nhân được phẫu thuật mổ mở. Không ghi nhận trường hợp biến chứng nhiễm trùng hoặc chảy máu đáng kể nào sau phẫu thuật. Cắt u chiếm đa số với 96,8% trường hợp.18,1% có khó khăn trong phẫu thuật; 12,8% trường hợp có đặt dẫn lưu sau mổ ; 9,6% trường hợp sử dụng vật liệu cầm máu. Kích thước lớn hơn, nhiều khối u hơn, đường mổ mới và vị trí u sâu hơn có liên quan đến phẫu thuật khó khăn hơn. Thời gian phẫu thuật trung bình là 43 ± 24 phút (20-170), kích thước u lớn, số u nhiều hơn và đáy u sâu hơn có liên quan đến thời gian mổ dài hơn. Thời gian nằm viện trung bình là 3.6 ± 0.9 ngày, khó khăn trong PT làm tăng thời gian nằm viện sau PT của bệnh nhân. 16,0% bệnh nhân có tái phát u sau trung bình 7,1 tháng. Chưa ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tái phát u và các yếu tố khác Kết luận: Phẫu thuật cắt khối lạc nội mạc tử cung ở thành bụng là một phương pháp điều trị hiệu quả với tỷ lệ tái phát thấp và không ghi nhận biến chứng đáng kể sau phẫu thuật.T

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2019). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung (ban hành kèm theo Quyết định 5306/QĐ-BYT 2019), Hà Nội.
2. Seydel AS, Sickel JZ, Warner ED, Sax HC. Extrapelvic endometriosis: diagnosis and treatment. Am J Surg. 1996;171(2):239. doi:10. 1016/S0002-9610(97)89557-8
3. Vũ Bá Quyết. Tình hình bệnh lạc nội mạc tử cung ở thành bụng tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương từ năm 2012 – 2014. Tạp Chí Học Thực Hành. 2014;937(10):64-66.
4. Erdoğan A, Erdoğan P. Prevalence of Cesarean Section Scar Endometriosis: Ten-Year Experience of a Tertiary Center and Retrospective Evaluation of 40 Cases. J Clin Pract Res. 2021;43(3):255. doi:10.14744/etd.2020.12269
5. Horton JD, Dezee KJ, Ahnfeldt EP, Wagner M. Abdominal wall endometriosis: a surgeon’s perspective and review of 445 cases. Am J Surg. 2008;196(2): 207-212. doi:10.1016/j.amjsurg. 2007.07.035
6. Benedetto C, Cacozza D, de Sousa Costa D, et al. Abdominal wall endometriosis: Report of 83 cases. Int J Gynecol Obstet. 2022;159(2):530-536. doi:10.1002/ijgo.14167
7. Khamechian T, Alizargar J, Mazoochi T. 5-Year data analysis of patients following abdominal wall endometrioma surgery. BMC Womens Health. 2014;14(1):151. doi:10.1186/s12905-014-0151-4
8. Ding Y, Zhu J. A retrospective review of abdominal wall endometriosis in Shanghai, China. Int J Gynaecol Obstet Off Organ Int Fed Gynaecol Obstet. 2013;121(1): 41-44. doi:10.1016/ j.ijgo.2012.11.011