TÌNH TRẠNG DI CĂN HẠCH VÙNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUANCỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TRỰC TRÀNG ĐƯỢC PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ di căn hạch và nhận xét mối liên quan giữa tình trạng di căn hạch với một số yếu tố trong ung thư trực tràng được phẫu thuật triệt căn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 111 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư trực tràng, được phẫu thuật triệt căn tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5/2023 – tháng 8/2024. Kết quả: Độ tuổi thường gặp là 50-69 (57,7%), độ tuổi trung bình là 65,04±11,1, tỉ lệ nam/ nữ 1,52; Dạng vi thể chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến (95,5%), độ biệt hóa cao (99,1%). Tỉ lệ di căn hạch vùng là 36,9% các trường hợp. Có mối liên quan giữa độ xâm lấn khối u và tỉ lệ di căn hạch, tăng tỉ lệ di căn hạch trong những trường hợp u T3,T4 với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p=0,028. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng di căn hạch vùng theo các yếu tố tuổi, vị trí, kích thước u, thể mô bệnh học, độ biệt hóa và vị trí của khối u. Kết luận: Tỷ lệ di căn hạch vùng trong ung thư trực tràng ở bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn là 36,9%, yếu tố mức độ xâm lấn của khối u có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ di căn hạch trong ung thư trực tràng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Di căn hạch, ung thư trực tràng.
Tài liệu tham khảo


2. Nguyễn Thanh Tâm (2009). Liên quan giữa hình ảnh đại thể của khối u với sự di căn hạch trong bệnh lí ung thư đại trực tràng. Tạp chí Y học thực hành tập 679 số 10/2009.

3. Nguyễn Trần Ngọc Trinh (2019). Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn T và di căn hạch vùng ung thư trực tràng. Tạp chí Y dược học- Trường Đại học Y dược Huế- Tập 9, số 1- tháng 2/2019

4. Trần Ngọc Dũng (2023). Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Tạp chí Y học Việt Nam tập 522 tháng 1 số 1 2023

5. Vũ Hồng Anh (2019). Nghiên cứu hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư trực tràng. Tạp chí Y dược lâm sàng 108 tập 14- số 2/2019

6. Leonard, D., Remue C., Abbes Orabi N., et al (2016). Lymph node ratio and surgical quality are strong prognostic factors of rectal cancer: results from a single referral centre. Colorectal Dis. 18(6): p. O175-84.

7. Lee, S.D., Kim T.H., Kim D.Y., et al (2012). Lymph node ratio is an independent prognostic factor in patients with rectal cancer treated with preoperative chemoradiotherapy and curative resection. European Journal of Surgical Oncology. 38(6): p. 478-483.

8. Elferink, M.A., Siesling S., Lemmens V.E., et al (2011). Variation in lymph node evaluation in rectal cancer: a Dutch nationwide population-based study. Ann Surg Oncol. 18(2): p. 386-95.

9. Shen, S.S., Haupt B.X., Ro J.Y., et al (2009). Number of lymph nodes examined and associated clinicopathologic factors in colorectal carcinoma. Arch Pathol Lab Med. 133(5): p. 781-6.

10. Betge, J., Harbaum L., Pollheimer M.J., et al (2017). Lymph node retrieval in colorectal cancer: determining factors and prognostic significance. Int J Colorectal Dis. 32: p. 991-998.
