THỰC TRẠNG TRẦM CẢM (THANG GDS – 15) TRÊN BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thế Tài1,, Nguyễn Văn Phi2, Nguyễn Thành Long2, Lê Thị Thanh Hiền2
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân sa sút trí tuệ điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 89 bệnh nhân sa sút trí tuệ, điều trị nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 01/2024 đến tháng 05/2024. Các bệnh nhân được đánh giá tình trạng trầm cảm qua bộ câu hỏi GDS-15. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân sa sút trí tuệ là 40,5%. Các yếu tố liên quan đáng kể đến trầm cảm bao gồm rối loạn giấc ngủ (OR = 4,929; p < 0,001) và triệu chứng kích động/hung hăng (OR = 2,722; p = 0,023). Trong khi đó, tập thể dục có mối liên quan với tỷ lệ trầm cảm thấp hơn (OR = 0,418; p = 0,046). Các yếu tố như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng trầm cảm. Kết luận: Trầm cảm là một vấn đề phổ biến ở bệnh nhân sa sút trí tuệ, đặc biệt ở những người có rối loạn giấc ngủ và triệu chứng kích động. Việc khuyến khích tập thể dục có thể giúp giảm tỷ lệ trầm cảm ở nhóm bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bich NN, Dung NTT, Vu T, et al. Dementia and associated factors among the elderly in Vietnam: a cross-sectional study. 2019;13(1):1-7.
2. Leung DKY, Chan WC, Spector A, Wong GHY. Prevalence of depression, anxiety, and apathy symptoms across dementia stages: A systematic review and meta-analysis. International journal of geriatric psychiatry. Sep 2021;36(9):1330-1344. doi:10.1002/gps.5556
3. Goodarzi ZS, Mele BS, Roberts DJ, Holroyd-Leduc J. Depression Case Finding in Individuals with Dementia: A Systematic Review and Meta-Analysis. Journal of the American Geriatrics Society. May 2017;65(5): 937-948. doi:10.1111/ jgs.14713
4. Hessler JB, Schäufele M, Hendlmeier I, et al. Behavioural and psychological symptoms in general hospital patients with dementia, distress for nursing staff and complications in care: results of the General Hospital Study. Epidemiology and psychiatric sciences. Jun 2018;27(3):278-287. doi:10.1017/s2045796016001098
5. Trần Viết Lực, Nguyễn THị Hoài Thu, Nguyễn Trung Anh. Trầm cảm và các yếu tố liên quan trên người bệnh sa sút trí tuệ. Tạp chí Y học Việt Nam. 03/15 2024;536(1B) doi:10.51298/ vmj.v536i1B.8795
6. Memória CM, Yassuda MS, Nakano EY, Forlenza OV. Brief screening for mild cognitive impairment: validation of the Brazilian version of the Montreal cognitive assessment. International journal of geriatric psychiatry. Jan 2013;28(1):34-40. doi:10.1002/gps.3787
7. Gong J, Harris K, Lipnicki DM, et al. Sex differences in dementia risk and risk factors: Individual-participant data analysis using 21 cohorts across six continents from the COSMIC consortium. Alzheimer's & dementia: the journal of the Alzheimer's Association. Aug 2023;19(8): 3365-3378. doi:10.1002/alz.12962
8. Steinberg M, Shao H, Zandi P, et al. Point and 5-year period prevalence of neuropsychiatric symptoms in dementia: the Cache County Study. International journal of geriatric psychiatry. Feb 2008;23(2):170-7. doi:10.1002/gps.1858