CĂN NGUYÊN VI SINH GÂY NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH THỜI ĐIỂM VÀO TRUNG TÂM HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các bệnh nhân nhập viên do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và cần hỗ trợ thở máy, tỷ lệ tử vong là 40%.1 Trong đó 80% số bệnh nhân bị đợt cấp BPTNMT có nguyên nhân từ nhiễm trùng và ít nhất 40-50% là từ nhiễm vi khuẩn. Việc xác định căn nguyên vi sinh giúp lựa chọn kháng sinh ban đầu là rất quan trọng và có ý nghĩa lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định các căn nguyên vi sinh gây nhiễm trùng hô hấp ở bệnh nhân mắc BPTNMT tại Trung tâm Hồi sức tích cực (HSTC) – Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2023-2024. 2. Xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được và kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu trên 50 bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT có chỉ định sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai từ 8/2023 đến 7/2024. Kết quả: Trong 50 bệnh nhân mắc BPTNMT có chỉ định sử dụng kháng sinh, số bệnh nhân có kết quả cấy dương tính là 60%. Căn nguyên vi khuẩn hay gặp nhất là chủng A.baumannii (33,3%) đa kháng và còn nhạy trung gian với Colistin; K.pneumoniae (16,7%) còn nhạy cảm với Carbapenem, Amikacin, Levofloxacin, Fosfomycin và Colistin; P.aeruginosa (13,3%) và E.coli (10%) còn nhạy với nhiều kháng sinh. Căn nguyên nấm Aspergillus fumigatus (20%) nhạy với Voriconazole. Kết luận: Căn nguyên vi khuẩn chiếm 48% nguyên nhân đợt cấp BPTNMT tại thời điểm vào trung tâm HSTC, các vi khuẩn phân lập được chủ yếu là các vi khuẩn gram âm gây viêm phổi bệnh viện và viêm phổi liên quan thở máy. Đứng đầu là A.baumannii (33,3%), sau đó là K.pneumoniae, P.aeruginosa và E.coli. Đợt cấp BPTNMT có nguy cơ cao nhiễm nấm Aspergillus
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm trùng hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hồi sức tích cực.
Tài liệu tham khảo


2. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2023). Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease (2023 report). https://goldcopd.org/2023-gold-report-2/: 1-2, 134 -142.

3. Ngô Quý Châu (2024). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Phổi Tắc nghẽn mạn tính. Nhà xuất bản Y học Hà Nội: 42.

4. Phạm Lê Nhật Thảo (2023). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, vi khuẩn học và đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính can thiệp thở máy xâm lấn tại khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện đa khoa trung ương Cần thơ năm 2020 – 2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ Số 56/2023: 67-69.

5. Nguyễn Trung Kiên (2012). Đánh giá đặc điểm vi khuẩn gây nhiễm khuẩn phổi ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch mai. Luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Y Hà Nội. 41-58.

6. Phan Trần Xuân Quyên (2020). Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, sự đề kháng kháng sinh và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân viêm phổi bệnh viện do vi khuẩn gram âm tại Khoa Hồi sức tích cực –chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2018 -2020. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ số 30/2020: 10-13.

7. Phạm Thị Tuyết Dung (2019). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm nấm Aspergillus phổi tại khoa hồi sức tích bệnh viện Bạch mai. Luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Y Hà Nội: 34, 69.
