ĐẶC ĐIỂM THOÁT VỊ HOÀNH TRÊN BỆNH NHÂN CÓ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Bùi Hoàng Nghĩa1,, Thái Doãn Kỳ2, Trần Ngọc Ánh3, Dương Thị Tuyết2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Bệnh viện Đại học y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và một số yếu tố nguy cơ thoát vị hoành ở bệnh nhân có bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến hành ở bệnh nhân GERD có và không có thoát vị hoành tại khoa Điều trị bệnh ống tiêu hóa Bệnh viện Trung ương quân đội 108 và khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đại học Y Hà Nội, từ tháng 09/2023 đến tháng 10/2024. Kết quả: 175 bệnh nhân GERD thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn. Tỷ lệ thoát vị hoành ở bệnh nhân GERD là 22.3%, và đều là thoát vị type I (thoát vị trượt). Các triệu chứng lâm sàng của GERD có thoát vị hoành hay gặp là ợ chua và nóng rát sau xương ức (74.4%), vướng nghẹn ở cổ (35.9%), đau thượng vị (33.3%) và ho khan kéo dài (20.5%). Điểm GerdQ trung bình ở các bệnh nhân có thoát vị là 10.3 ± 1.82. 92.3% bệnh nhân thoát vị hoành có viêm thực quản trên nội soi. Phân tích hồi qui đa biến cho thấy tuổi, điểm GerdQ và thời gian mắc bệnh là các yếu tố nguy cơ của thoát vị hoành ở bệnh nhân GERD. Kết luận: Tỷ lệ thoát vị hoành ở bệnh nhân GERD là 22.3%; tuổi, điểm GerdQ và thời gian mắc bệnh có mối liên quan đến thoát vị hoành ở bệnh nhân GERD trong nghiên cứu của chúng tôi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

A. SfaraD. L. Dumitrascu (2019), The management of hiatal hernia: an update on diagnosis and treatment, Med Pharm Rep, vol 92(4), p. 321-325.
2. F. Torresan, D. Mandolesi, A. Ioannou, et al. (2016), A new mechanism of gastroesophageal reflux in hiatal hernia documented by high-resolution impedance manometry: a case report, Ann Gastroenterol, vol 29(4), p. 548-550.
3. P. J. Kahrilas, H. C. Kim, J. E. Pandolfino (2008), Approaches to the diagnosis and grading of hiatal hernia, Best Pract Res Clin Gastroenterol, vol 22(4), p. 601-16.
4. Giovanni Guglielmo Laracca, Andrea Spota,Silvana Perretta (2020), Optimal workup for a hiatal hernia, Annals of Laparoscopic and Endoscopic Surgery, vol 6.
5. B. Block (2011), Endoscopy of the Upper GI Tract: A Training Manual, Thieme.
6. L. D. Hill, R. A. Kozarek, S. J. Kraemer, et al. (1996), The gastroesophageal flap valve: in vitro and in vivo observations, Gastrointest Endosc, vol 44(5), p. 541-7.
7. Lê Ngọc Thanh (2015), Nghiên cứu mối liên quan giữa thoát vị hoành và trào ngược dạ dày thực quản, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
8. Olga Truba, Joanna Żuchowska, Elżbieta M. Grabczak, et al. (2023), Does hiatal hernia impact gastro-oesophageal reflux-related chronic cough?, ERJ Open Research, vol 9(2), p. 00669-2022.
9. Alberto Pilotto, Marilisa Franceschi, Gioacchino Leandro, et al. (2006), Clinical features of reflux esophagitis in older people: a study of 840 consecutive patients, Journal of the American Geriatrics Society, vol 54(10), p. 1537-1542.
10. Shyam Menon, Nigel Trudgill (2011), Risk factors in the aetiology of hiatus hernia: a meta-analysis, European Journal of Gastroenterology & Hepatology, vol 23(2), p. 133-138.