GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI ỐNG MẬT CHỦ SO VỚI NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG NĂM 2022-2023

Hoàng Đức Hạ1,2,, Phạm Thị Mỹ Linh1, Hoàng Thị Phương Linh1
1 Trường Đại học Y dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu nhận xét giá trị của chụp cộng hưởng từ (CHT) so với nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP - endoscopic retrograde cholangiopancreatography) trong chẩn đoán bệnh lý sỏi ống mật chủ (OMC) tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng năm 2022 - 2023. Đối tượng và phương pháp: Gồm 69 bệnh nhân có sỏi OMC được tiến hành chụp CHT và thực hiện ERCP chẩn đoán và lấy sỏi OMC tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng từ 01/01/2022 đến 31/12/2023. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có sử dụng dữ liệu hồi cứu. Xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả và kết luận: Chụp CHT chẩn đoán số lượng sỏi có độ chính xác từ 65,6% đến 92,7%, đồng thuận cao với ERCP (hệ số κ> 0,6). Chụp CHT chẩn đoán vị trí sỏi ở trên hay sau đầu tuỵ có độ chính xác từ 86,0% đến 92,7%, đồng thuận cao với ERCP (hệ số κ> 0,6). Chụp CHT chẩn đoán kích thước sỏi có độ chính xác từ 88,4% đến 98,5%, đồng thuận cao với ERCP (hệ số κ> 0,59). Như vậy, chụp CHT có độ chính xác cao trong chẩn đoán bệnh lý sỏi OMC thể hiện vai trò rất quan trọng trong định hướng phương pháp điều trị lấy sỏi ở bệnh nhân có sỏi OMC, đặc biệt là các bệnh nhân sử dụng phương pháp ERCP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Huỳnh Đỗ Huyền Trân, Nguyễn Văn Út, Trần Hoàng Hiếu và Cs. (2024). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả nội soi mật tuỵ ngược dòng điều trị sỏi ống mật chủ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp Chí Y học Việt Nam, 541(2): 207-211
2. Nguyễn Đình Hối (2000). Bệnh sỏi đường mật Việt Nam những vấn đề đang đặt ra. Ngoại khoa, 40(2): 1-14.
3. Amar N, Labib AO, Badri F (2019). Hepatolithiasis: a case report and literature review. Hamdan Medical Journal 12(2): 86-89.
4. Phạm Hồng Liên, Phạm Minh Thông (2022). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ. Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam, 6: 86-92.
5. Nguyễn Công Long, Lục Lê Long (2022). Đánh giá kết quả phương pháp nội soi mật tuỵ ngược dòng ở bệnh nhân sỏi ống mật chủ tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Y học Việt Nam, 513(1): 62-65.
6. Hu Y, Kou DQ, Guo SB (2020). The influence of periampullary diverticula onERCP for treatment of common bile duct stones. Sci Rep, 10(1): 11477.
7. Toppi Jason T, Johnson Mary Ann, Page Patrick, et al. (2014). Magnetic resonance cholangiopancreatography: utilization and usefulness in suspected choledocholithiasis. ANZ J Surg;86(12): 1028-1032.
8. Nguyễn Anh Tân, Dương Hồng Thái (2022). Kết quả điều trị sỏi ống mật chủ bằng kỹ thuật nội soi mật tuỵ ngược dòng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tạp Chí Y học Việt Nam, 511(2): 53-56.
9. Boraschi P., Neri E., Braccini G., et al. (1999). Choledocholithiasis: Diagnostic accuracy of MR. Cholangiopancreatography. Three-year experiencce. Magn Reson Imaging Clin N Am, 9(17): 1245-1253.
10. Fulcher AS, Turner MA(2002). MR cholangiopancreatography. Radiol Clin North Am, 40(6): 1363-1367.