NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN KHỚP VÀ PHẦN MỀM CẠNH KHỚP TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP - BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2020 - 2021

Thị Hương Nguyễn 1,, Huyền Trang Trần 1,2, Văn Hùng Nguyễn 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, nhiễm khuẩn khớp và phần mềm cạnh khớp ngày càng phổ biến trong nhóm bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai [2]. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh là vấn đề cần được quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét nguyên nhân gây bệnh và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn khớp và phần mềm cạnh khớp tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2020- 2021. Đối tượng nghiên cứu: 194 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn khớp và phần mềm cạnh khớp, điều trị nội trú tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 8/2020 đến tháng 6/2021. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 55,7 ± 14,4, giới nam chiếm 68%, chủ yếu đến từ khu vực nông thôn. Trong đó có 25,7% bênh nhân nhiễm khuẩn khớp; 34,9% nhiễm khuẩn phần mềm cạnh khớp; 39,4% bệnh nhân có nhiễm khuẩn cả khớp và phần mềm cạnh khớp. Tỷ lệ phân lập ra vi khuẩn trong dịch khớp, phần mềm cạnh khớp và máu lần lượt là: 49,5% và 43,3% và 24,5%. Tụ cầu vàng kháng methicilin (MRSA) là căn nguyên gây bệnh chủ yếu, với 60% tìm thấy trong dịch khớp, 63,4% tìm thấy trong dịch ổ áp xe và 72% tìm thấy trong máu. 81,4% các bệnh nhân nghiên cứu tìm thấy đường vào rõ ràng. Các yếu tố nguy cơ quan trọng gây nhiễm khuẩn khớp và phần mềm cạnh khớp là: Có nhiễm trùng da, mô mềm trước đó (39,2%); sau thủ thuật cơ xương khớp (34,5%); có tiền sử mắc một số bệnh như: suy giảm miễn dịch và dùng các thuốc ức chế miễn dịch, gút, đái tháo đường, nghiện rượu, thoái hóa khớp, xơ gan... Kết luận: Nhiễm khuẩn khớp và phần mềm cạnh khớp chủ yếu gặp ở những bệnh nhân nam giới, tuổi cao, sống ở khu vực nông thôn. MRSA là căn nguyên gây bệnh phổ biến nhất. Nhiễm trùng da, mô mềm trước đó và sau các thủ thuật cơ xương khớp là 2 trong số các yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Quý Châu (2018), Bệnh Học Nội Khoa Tập 2, Nhà xuất bản Y học , 232-242
2. Phùng Đức Tâm ( 2019), Biến chứng nhiễm khuẩn do tiêm khớp và tiêm phần mềm cạnh khớp tại tuyến dưới được chẩn đoán và điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai, Tạp Chí Học Việt Nam Tháng 5. 2019;478(Số đặc biệt), 191-197.
3. Mathews CJ, Weston VC, Jones A, Field M, Coakley G (2010), Bacterial septic arthritis in adults, The Lancet, 375(9717), 846-855. doi:10.1016/S0140-6736(09)61595-6
4. Newman JH (1976), Review of septic arthritis throughout the antibiotic era, Ann Rheum Dis,

35(3), 198-205. doi:10.1136/ard.35.3.198
5. McBride S, Mowbray J, Caughey W, et al. Epidemiology (2020). Management, and Outcomes of Large and Small Native Joint Septic Arthritis in Adults, Clin Infect Dis;70(2), 271-279. doi:10.1093/cid/ciz265
6. Favero M, Schiavon F, Riato L, Carraro V, Punzi L (2008), Rheumatoid arthritis is the major risk factor for septic arthritis in rheumatological settings, Autoimmun Rev,2008;8(1), 59-61. doi:10.1016/j. autrev.2008.07.018
7. Eun Jin Kim, Kyoung Hwa Ha, Dae Jung Kim, Young Hwa Choi (2019), Diabetes and the Risk of Infection, A National Cohort Study, Diabetes Metab J, 43(6). doi:10.4093/dmj.2019.0071