ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG

Nguyễn Văn Khoa1,, Mạc Hoàng Dương1, Nguyễn Mạnh Tuyên1, Nguyễn Khánh Trình1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CLVT) người bệnh chấn thương sọ não nặng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ tháng 06/2023 đến tháng 06/2024. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật chấn thương sọ não nặng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu được tiến hành trên 73 người bệnh chấn thương sọ não nặng được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ 06/2023 đến 06/2024. Kết quả: Trong số 73 người bệnh nghiên cứu: Tuổi trung bình là 41,27 ± 17,1, tuổi nhỏ nhất là 6 và lớn nhất là 85. Nam giới chiếm tỷ lệ 76,71%, nữ giới chiếm: 23,29%, tỷ lệ nam/nữ = 3/1. Tai nạn giao thông (TNGT) chiếm 71,2% nguyên nhân gây tai nạn. Tình trạng ý thức lúc nhập viện: Hôn mê chiếm 64,4%, lơ mơ: 28,8%, tỉnh 6,8%. Tổn thương phối hợp gặp ở 29 người bệnh (39,7%). Tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não trước phẫu thuật: Máu tụ ngoài màng cứng chiếm 26,0%, dưới màng cứng chiếm 15,1%, chấn thương phối hợp chiếm 57,5%. Đè đẩy đường giữa >10-15mm chiếm 43,8%, 47,9% có xóa bể đáy. 84,9% người bệnh được phẫu thuật trong vòng 6 giờ đầu từ khi nhập viện. Thời gian nằm viện trung bình là 13,26 ± 1,27 ngày. Tại thời điểm ra viện, tỷ lệ người bệnh ổn định là 76,7%, tử vong là 23,3%. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật: chảy máu tại vị trí phẫu thuật: 17,8%, chảy máu bên đối diện là 6,8%, 2 trường hợp phải phẫu thuật lần 2. Kết quả khám lại sau 2 tháng, đánh giá theo thang điểm Glasgow Outcome Scale (GOS): Tử vong: 26%, sống thực vật: 11%, di chứng nặng: 12,3%, di chứng nhẹ: 16,5%, phục hồi tốt: 34,2%. Điểm Glasgow trước phẫu thuật càng thấp, giãn đồng tử trước phẫu thuật, liệt vận động trước phẫu thuật làm tăng nguy cơ tử vong, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P≤0,05). Kết luận: Trong phẫu thuật chấn thương sọ não nặng, nam giới chiếm tỷ lệ cao, người bệnh nhập viện chủ yếu trong tình trạng đã hôn mê. Trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não: Tổn thương phối hợp chiếm tỷ lệ cao nhất. Biến chứng sau phẫu thuật tương đối thấp. Tri giác kém, dấu hiệu thần kinh khu trú trước phẫu thuật làm tăng nguy cơ tử vong. Chất lượng sống của người bệnh sau 2 tháng được cải thiện so với thời điểm xuất viện cho thấy vai trò của phục hổi chức năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Coronado VG, McGuire LC, Faul M, Sugerman DE, Pearson WS. Traumatic brain injury epidemiology and public health issues. Brain Inj Med Princ Pract. 2012;84:84-100.
2. Tagliaferri F, Compagnone C, Korsic M, Servadei F, Kraus J. A systematic review of brain injury epidemiology in Europe. Acta Neurochir (Wien). 2006;148:255-268.
3. Nguyễn Văn Hùng. Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng và thái độ điều trị chấn thương sọ não kín do TNGT đường bộ tại Bệnh viện Việt Đức. Published online Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội 2016.
4. Nguyễn Công Tố. Các yếu tố tiên lượng và kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Published online Y Học Thực Hành, , 692: - 26 2017.
5. Bùi Xuân Cương ĐVH. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức. Published online 2021.
6. Gao G, Wu X, Feng J, et al. Clinical characteristics and outcomes in patients with traumatic brain injury in China: a prospective, multicentre, longitudinal, observational study. Lancet Neurol. 2020;19(8):670-677. doi:10.1016/ S1474-4422(20)30182-4
7. Geeraerts T, Velly L, Abdennour L, et al. Management of severe traumatic brain injury (first 24 hours). Anaesth Crit Care Pain Med. 2018; 37(2): 171-186. doi:10.1016/j.accpm. 2017.12.001
8. The natural history of brain contusion: an analysis of radiological and clinical progression in: Journal of Neurosurgery Volume 112 Issue 5 (2010) Journals. Accessed October 8, 2024. https://thejns.org/view/journals/j-neurosurg/112/ 5/article-p1139.xml
9. Trial of Decompressive Craniectomy for Traumatic Intracranial Hypertension | New England Journal of Medicine. Accessed October 8, 2024. https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/ NEJMoa1605215
10. Muehlschlegel S, Rajajee V, Wartenberg KE, et al. Guidelines for Neuroprognostication in Critically Ill Adults with Moderate–Severe Traumatic Brain Injury. Neurocrit Care. 2024; 40(2):448-476. doi:10.1007/s12028-023-01902-2