KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM BẰNG MÁNG NHAI ỔN ĐỊNH CÓ SỬ DỤNG T-SCAN HỖ TRỢ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sử dụng T-scan hỗ trợ trong điều trị bệnh rối loạn khớp thái dương hàm dưới bằng máng nhai ổn định. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng thiết kế can thiệp lâm sàng không đối chứng, chọn mẫu thuận tiện 36 bệnh nhân mắc bệnh rối loạn khớp thái dương hàm dưới (TMD) từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của McNeil từ tháng 5/2023 đến 10/2024 tại Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội và Viện đào tạo răng hàm mặt - Đại Học Y Hà Nội. Kết quả: 61,11% BN có tiếng kêu khớp trong đó 38,89% có tiếng kêu một bên và 22,22% BN có tiếng kêu khớp hai bên. BN há miệng hạn chế có biên độ là 27,3 ± 2,6mm thấp hơn có ý nghĩa với nhóm há miệng bình thường có biên độ là 35,6 ± 4,1mm. Thời gian ăn khớp lồng múi tối đa khi cắn hai hàm trước điều trị là 1,10 ± 0,30 giây và giảm có ý nghĩa sau điều trị 1 tháng là 0,80 ± 0,20 giây. Thời gian nhả khớp lồng múi tối đa khi cắn hai hàm trước điều trị là 0,90 ± 0,15 giây và giảm hơn có ý nghĩa với sau điều trị 1 tháng là 0,70 ± 0,11 giây. Phân bố lực cắn theo nửa hàm tính trung bình ở các vị trí trước điều trị bên phải là 50,4 ± 9,9%; bên trái là 46,3 ± 9,4%, sau điều trị bằng máng ổn định (SS) có hỗ trợ T-Scan bên phải là 50,7 ± 1,2% và bên trái là 49,1 ± 1,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết luận: Hệ thống T-scan hỗ trợ tốt đánh giá khớp cắn, điều chỉnh máng nhai nhằm điều trị hiệu quả rối loạn khớp thái dương hàm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rối loạn thái dương hàm, máng nhai ổn định, T-scan
Tài liệu tham khảo

2. Shopova D, Bozhkova T, Yordanova S và các cộng sự. (2021), Case Report: Digital analysis of occlusion with T-Scan Novus in occlusal splint treatment for a patient with bruxism, F1000Res, 10, 915.

3. Vlăduțu D E, Ionescu M, Noveri L et al (2023), Aspects of Dental Occlusion Assessed with the T-Scan System among a Group of Romanian Dental Students in a Cross-Sectional Study, Int J Environ Res Public Health, 20(6).

4. Lê Nguyên Lâm (2023), Đánh giá độ vững ổn của implant vùng sau hàm dưới trên bệnh nhân có sử dụng hệ thống máng hướng dẫn phẫu thuật in 3D tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược cần Thơ năm 2021-2022, Tạp chí Y học Việt Nam, 1(528), 32-37.

5. Phạm Thu Trang (2023), Đặc điểm lâm sàng và khảo sát các yếu tố nguy cơ của rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, Tạp chí Y học Việt Nam, 1(529), 164-168.

6. Beecroft E, Penlington C, Desai H và các cộng sự. (2019), Temporomandibular Disorder for the General Dental Practitioner, Prim Dent J, 7(4), 62-70.

7. Sousa B M, López-Valverde N, et al López-Valverde A (2020), Different Treatments in Patients with Temporomandibular Joint Disorders: A Comparative Randomized Study, Medicina (Kaunas), 56(3).

8. Kerstein R B, Radke J (2017), Average chewing pattern improvements following Disclusion Time reduction, Cranio, 35(3), 135-151.
