KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘNG KINH KHÁNG THUỐC Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN

My sylaphet1, Đỗ Thanh Hương1, Đỗ Phương Thảo1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị động kinh và một số yếu tố liên quan đến động kinh kháng thuốc tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 249 bệnh nhi được điều trị động kinh trong thời gian từ tháng 06/2023 đến hết tháng 05/2024, dữ liệu được thu thập qua phỏng vấn cha mẹ, đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng, điện não đồ và hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). Kết quả: 50,2% bệnh nhân cắt được cơn khi dùng thuốc đầu tiên. 53,8% bệnh nhân đã cắt cơn hoàn toàn trong vòng 1 năm. Động kinh kháng thuốc có 50 trường hợp chiếm tỷ lệ 20,1%. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy động kinh kháng thuốc liên quan đến các yếu tố như chậm phát triển tinh thần vận động (OR: 2,56; 95% CI: 1,1 – 5,6), khởi phát cơn giật dưới 3 tuổi (OR: 4,09; 95% CI: 1,6 – 9,9), tần suất > 2 cơn/tháng (OR: 6,35; 95% CI: 2,8 – 14,2), trạng thái động kinh (OR: 4,99; 95% CI: 1,1 - 22,9), bất thường EEG (OR: 3,22; 95% CI: 1,0 – 10,1), bất thường MRI (OR: 7,21; 95% CI: 3,6 – 14,1), động kinh có căn nguyên xác định (OR:7,3; 95%CI: 3,7 - 13,2) Kết luận: Phần lớn bệnh nhân đáp ứng tốt với đơn trị liệu. Chậm phát triển tâm thần vận động, động kinh khởi phát sớm, trạng thái động kinh, bất thường điện não đồ và MRI, động kinh có căn nguyên là những yếu tố nguy cơ động kinh kháng thuốc

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Banerjee T. K, et al., “A longitudinal study of epilepsy in Kolkata, India,” Epilepsia, vol. 51, no. 12, pp. 2384–2391, Dec. 2010, doi: 10.1111/ j.1528-1167.2010.02740.x.
2. Glauser T, et al., “Updated ILAE evidence review of antiepileptic drug efficacy and effectiveness as initial monotherapy for epileptic seizures and syndromes,” Epilepsia, vol. 54, no. 3, pp. 551–563, Mar. 2013, doi: 10.1111/epi.12074.
3. Aaberg K. M, et al., “Short-term Seizure Outcomes in Childhood Epilepsy,” Pediatrics, vol. 141, no. 6, p. e20174016, Jun. 2018, doi: 10.1542/peds.2017-4016.
4. Hồ Đăng Mười, Nguyễn Đăng Tôn và Nguyễn Đức Thuận, “Mô tả đặc điểm điện não đồ, hình ảnh cộng hưởng từ ở trẻ em mắc động kinh kháng thuốc", Tạp Chí Học Việt Nam.
5. Fisher R. S, et al., “ILAE Official Report: A practical clinical definition of epilepsy,” Epilepsia, vol. 55, no. 4, pp. 475–482, Apr. 2014, doi: 10.1111/epi.12550.
6. Kwan P, et al., “Definition of drug resistant epilepsy: Consensus proposal by the ad hoc Task Force of the ILAE Commission on Therapeutic Strategies,” Epilepsia, vol. 51, no. 6, pp. 1069–1077, Jun. 2010, doi: 10.1111/j.1528-1167. 2009.02397.x.
7. Lê Đức Anh, Đào Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Mai, “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị động kinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa” Tạp Chí Học Việt Nam, 2022.
8. Lê Thị Khánh Vân. “Phân loại và điều trị động kinh trẻ em ở Bệnh Viện Nhi Đồng 2 Thành Phố Hồ Chí Minh”. Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, 2011.
9. Hồ Đăng Mười, Nguyễn Đăng Tôn và Nguyễn Đức Thuận, “Mô tả đặc điểm điện não đồ, hình ảnh cộng hưởng từ ở trẻ em mắc động kinh kháng thuốc", Tạp Chí Học Việt Nam.
10. Ngô Anh Vinh và Hồ Đăng Mười, “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng động kinh kháng thuốc tại khoa thần kinh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020” Tạp Chí Học Việt Nam.