ĐẶC ĐIỂM SANG CHẤN TÂM LÝ Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LOẠN THẦN CẤP VÀ NHẤT THỜI

Thị Huệ Đoàn 1,, Minh Tâm Dương 1,2
1 Viện Sức khoẻ Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sang chấn tâm lý ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, phân tích đặc điểm sang chấn tâm lý bằng phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 57 bệnh nhân có sang chấn tâm lý trong số 81 bệnh nhân rối loạn loạn thần cấp và nhất thời chiếm tỷ lệ 70,4%. Phân tích 57 bệnh nhân có sang chấn tâm lý chúng tôi thấy:  khó khăn về kinh tế là sang chấn tâm lý gặp nhiều nhất, chiếm 29,6%, không có bệnh nhân nào mà nghỉ hưu là sang chấn tâm lý. Chủ yếu sang chấn tâm lý xảy ra trước khi bị bệnh trên 2 tuần, chiếm 54,3%. Phần lớn sang chấn tâm lý có cường độ và ý nghĩa ở mức độ vừa (50,6% và 58,0%). Kết luận: Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời có tỷ lệ cao các sang chấn tâm lý, phần lớn là các sang chấn về vấn đề kinh tế khó khăn, cường độ và ý nghĩa sang chấn chủ yếu ở mức độ vừa phải.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Hữu Bình (2001). Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Bệnh học tâm thần. Bộ môn tâm thần Đại học Y Hà Nội, 38–43.
2. Tổ chức y tế thế giới (WHO) (1992), Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời, Phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi ICD-10, World Health Organization, Geneva, 91–94.
3. Rusaka M. and Rancāns E. (2014). A prospective follow-up study of first-episode acute transient psychotic disorder in Latvia. Ann Gen Psychiatry, 13(1), 4.
4. Vương Đình Thuỷ (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến rối loạn loạn thần cấp và nhất thời, luận văn cao học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội., .
5. Castagnini A.C., Munk-Jørgensen P., and Bertelsen A. (2016). Short-term course and outcome of acute and transient psychotic disorders: Differences from other types of psychosis with acute onset. Int J Soc Psychiatry, 62(1), 51–56.
6. Marija R. (2015), Acute and Transient Psychotic Disorder (ATPD) Dynamic Development and Particularities in Diagnostics and Treatment in Latvia. Summary of the Doctoral Thesis, Dr. med., Rīga Stradiņš University.