ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DI CĂN NÃO CÓ ĐỘT BIẾN EGFR TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Văn Kiên Nguyễn 1,, Cẩm Phương Phạm 2
1 Bệnh viện quân y 110
2 Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến EGFR tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, cắt ngang trên 53 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến gen EGFR được điều trị thuốc ức chế tyrosine kinase kết hợp xạ phẫu dao gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai thời gian từ 01/2016 đến 12/2020. Kết quả: 50,9% nam, tỷ lệ nam/nữ: 1,04/1, chủ yếu ở độ tuổi 50-69 (73,6%). 43,4% bệnh nhân hút thuốc lá, chỉ gặp ở nam giới. Triệu chứng hay gặp là triệu chứng hô hấp 54,7%, tiếp đến là chứng thần kinh 39,6%. Đa số bệnh nhân có chỉ số toàn trạng PS ECOG từ 0-1 (81,1%). Giai đoạn T1-2 gặp 64,2%, di căn hạch 58,5%, di căn não thường kết hợp di căn vị trí khác (64,2%) trong đó hay gặp nhất là di căn xương 49,1%, tiếp đến là di căn phổi, màng phổi 28,3%, tuyến thượng thận 5,7%, gan 3,7%. Đặc diểm u di căn não: Di căn 1 ổ gặp 47%, vị trí hay di căn là bán cầu đại não (79,2%), kích thước từ 1-20mm chiếm tỷ lệ cao nhất (69,9%), kích thước nhỏ 1-10mm chiếm 20,1%. Tỷ lệ bệnh nhân có đột biến Del19 chiếm đa số (67,9%), Del 19/L858R= 2,77/1. So với đột biến exon 21, đột biến Del 19 gặp nhiều ở nhóm nữ hơn (63,9%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,005. Đa số bệnh nhân có nồng độ CEA, cyfra 21-1 đều cao hơn ngưỡng bình thường (81,8% và 70,3%). Di căn xương có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng tăng CEA bất thường với p=0,047. Kết luận: Bệnh nhân ung thư phổi di căn não có đột biến EGFR có tỷ lệ nam/ nữ cân bằng, đột biến Del 19 chiếm đa số, gặp nhiều ở nữ. CEA có độ nhạy cao trong dự báo tình trạng di căn toàn thân, đặc biệt là di căn xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel R L (2021). "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries". 71 (3), 209-249.
2. Davis F G, Dolecek T A, McCarthy B J, et al (2012). "Toward determining the lifetime occurrence of metastatic brain tumors estimated from 2007 United States cancer incidence data". Neuro Oncol, 14 (9), 1171-1177.
3. Mai Trọng Khoa (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý ung bướu, Nhà xuất bản Y học,
4. Pakzad R, Mohammadian-Hafshejani A, Ghoncheh M, et al (2015). "The incidence and mortality of lung cancer and their relationship to development in Asia". Transl Lung Cancer Res, 4 (6), 763-774.
5. Magnuson W J, Lester-Coll N H, Wu A J, et al (2017). "Management of Brain Metastases in Tyrosine Kinase Inhibitor-Naïve Epidermal Growth Factor Receptor-Mutant Non-Small-Cell Lung Cancer: A Retrospective Multi-Institutional Analysis". J Clin Oncol, 35 (10), 1070-1077.
6. Phạm Văn Thái (2014). Nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não bằng hoá xạ trị, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
7. Kelly W J, Shah N J, Subramaniam D S (2018). "Management of Brain Metastases in Epidermal Growth Factor Receptor Mutant Non-Small-Cell Lung Cancer". Front Oncol, 8 208.
8. Lee D S, Kim S J, Kang J H, et al (2014). "Serum Carcinoembryonic Antigen Levels and the Risk of Whole-body Metastatic Potential in Advanced Non-small Cell Lung Cancer". J Cancer, 5 (8), 663-669.