SỰ THAY ĐỔI CHỈ SỐ KHIẾM KHUYẾT CỔ (NDI) TRÊN ĐỐI TƯỢNG CAN THIỆP LIỆU PHÁP SÓNG XUNG KÍCH NGOÀI CƠ THỂ TRÊN ĐIỂM ĐAU CỦA CƠ THANG BÓ TRÊN

Phạm Xuân Hiệp1,, Trần Thị Diệp1, Huỳnh Thị Mỹ Hương2, Võ Anh Khoa2, Trần Công Hùng2
1 Đại học Quốc tế Hồng Bàng
2 Bệnh viện Y học Cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Các ở rối loạn cổ có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, đến khả năng thực hiện các hoạt động và công việc hàng ngày của họ. Những điểm đau thường xuất hiện ở vùng cổ lan xuống bả vai, cánh tay gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng tới chức năng của người bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các điểm đau xuất hiện nhiều dọc theo các dãy cơ của cơ thang bó trên, một trong ba cơ của khối cơ thang lớn chạy dọc theo cột sống cổ xuống bả vai và cột sống ngực. Hội chứng đau cân cơ (Myofascia Pain Syndrome) có thể xảy ra ở cơ thang khi có sự căng thẳng quá mức hoặc sự phát triển của các điểm kích hoạt (trigger point) trong cân cơ. Điều này có thể dẫn đến đau cục bộ, và hạn chế phạm vi chuyển động ở cơ bị ảnh hưởng. Tại Việt Nam, sóng xung kích trong Vật lý trị liệu đã được sử dụng rộng rãi tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam đánh giá tính hiệu quả của nó trên các đối tượng trong nước chủ yếu dựa vào các chứng cứ y học của nước ngoài. Mục tiêu: So sánh sự thay đổi trước sau can thiệp về chỉ số NDI ở các đối tượng can thiệp liệu pháp sóng xung kích ngoài da cũng như so sánh sự khác biệt về thay đổi chỉ số NDI giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp mô tả trên 45 đối tượng được chẩn đoán đau vùng cổ gáy (M54.2) hoặc thoái hóa cột sống cổ (M47) có điểm đau tại cơ thang bó trên đến khám và điều trị tại bệnh viện YHCT TP. HCM. Nhóm điều trị được can thiệp sóng xung kích 1500 xung, tần số 10 Hz, mức năng lượng 120 J và nhóm chứng can thiệp sóng xung kích 500 xung, tần số 5 Hz, mức năng lượng 60 J trong vòng 5 tuần. Chỉ số NDI được thu thập ở các đối tượng trước và sau can thiệp. Kết quả: Chỉ số NDI ghi nhận được trong nghiên cứu rõ ràng đã cho thấy được sự cải thiện rõ rệt về đau và chức năng của các đối tượng có vấn đề cổ vai gáy khi nhóm can thiệp ghi nhận chỉ số NDI ở mức trung bình 12.83 ± 5.7 trước can thiệp và sau can thiệp là 6.58 ± 4.10 với giá trị p<0.0001 so với nhóm chứng có giá trị NDI trước và sau can thiệp lần lượt là 12.38 ± 4.03 10.28 ± 5.71 với p=0.04. Mức giảm điểm số NDI chúng tôi đạt được trong nghiên cứu là 48.7%. Kết luận: Nghiên cứu đánh giá được tính hiệu quả cải thiện tình trạng đau của các đối tượng có điểm đau trên cơ thang bó trên một cách rõ rệt qua can thiệp của sóng xung kích với thời gian khuyến cáo là 5 lần điều trị liên tiếp trong 5 tuần, cường độ cho phép là 120J với 1500 shocks và tần số 16Hz. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy việc can thiệp sóng xung kích có thể giúp các đối tượng có thể cải thiện tình trạng đau và các hoạt động chức năng của vùng cổ vai qua việc cải thiện điểm số NDI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. B. Larsson, K. Søgaard, L. J. B. P. Rosendal, and R. C. Rheumatology, "Work related neck–shoulder pain: a review on magnitude, risk factors, biochemical characteristics, clinical picture and preventive interventions," vol. 21, no. 3, pp. 447-463, 2007.
2. I. Ishaq, P. Mehta, I. W. Skinner, M. K. Bagg, J. Bier, and A. P. J. J. o. C. E. Verhagen, "Treatment classifications and interventions for neck pain: a scoping review," vol. 159, pp. 1-9, 2023.
3. B. Eftekharsadat et al., "Comparison of efficacy of corticosteroid injection versus extracorporeal shock wave therapy on inferior trigger points in the quadratus lumborum muscle: a randomized clinical trial," vol. 21, pp. 1-11, 2020.
4. H. Vernon, S. J. J. o. m. Mior, and p. therapeutics, "The Neck Disability Index: a study of reliability and validity," vol. 14, no. 7, pp. 409-415, 1991.
5. Ö. Gezgİnaslan and S. G. J. A. o. R. Atalay, "High-energy flux density extracorporeal shock wave therapy versus traditional physical therapy modalities in myofascial pain syndrome: A randomized-controlled, single-blind trial," vol. 35, no. 1, p. 78, 2020.
6. M. Király, T. Bender, and K. J. R. i. Hodosi, "Comparative study of shockwave therapy and low-level laser therapy effects in patients with myofascial pain syndrome of the trapezius," vol. 38, no. 11, pp. 2045-2052, 2018.