MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÔNG CẦM MÁU VÀ LIÊN QUAN TIÊN LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC NẶNG ĐƯỢC LỌC MÁU LIÊN TỤC SỬ DỤNG HEPARIN

Lê Văn Nhâm1, Trần Thị Kiều My1,2,, Hà Trần Hưng1,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Huyết Học và Truyền Máu Trung Ương
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số chỉ số đông cầm máu và liên quan với đặc điểm lâm sàng ở nhóm bệnh nhân ngộ độc nặng được lọc máu liên tục sử dụng heparin tại Trung tâm Chống Độc bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: 50 bệnh nhân chẩn đoán ngộ độc cấp nặng được điều trị bằng các phương pháp lọc máu liên tục (CVVHDF) lần đầu thải trừ chất độc, kiểm soát huyết động, cân bằng nước và điện giải tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai có thời gian nhập viện từ tháng 05/2023 đến tháng 06/2024. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang. Kết quả: 50 bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 53±16 tuổi, nhỏ nhất là 17 tuổi, lớn nhất là 90 tuổi. Lâm sàng: Thường gặp là sốc, tụt huyết áp 92 % phải sử dụng vận mạch. 78% có bệnh lý nền (xơ gan, tim mạch, tiểu đường..). Xét nghiệm đông máu của bệnh nhân hầu hết APTT trong giới hạn bình thường, 36% giảm tỷ lệ Prothrombin, 40% giảm số lượng tiểu cầu. 14% sau lọc máu giờ 06 bất song hành giữa kết quả APTT và Anti-Xa. 8 bệnh nhân đông màng, trong đó 50% đạt liều heparin. Bệnh nhân có tiền sử xơ gan nguy cơ tử vong cao gấp 11,90 lần so với bệnh nhân không có tiền sử xơ gan với p=0,05

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Charat Thongprayoon, Wisit Cheungpasitporn, Adil H Ahmed (2015). Trends in the use of renal replacement therapy modality in intensive care unit: a 7 year study. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26337852/ Pages 1444-1447 | Received 19 Mar 2015
2. Trần Duy Anh (2007), “Liệu pháp thay thế thận liên tục”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Tập 2 Số 1: 5-10.
3. Nguyễn Đạt Anh. Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2013
4. Quy trình kĩ thuật chuyên nghành hồi sức-cấp cứu và chống độc: Bộ Y tế. Sử dụng chống đông trong lọc máu. Trang 675.2014
5. Ngô Đức Ngọc (2012): “Nghiên cứu hiệu quả điều trị của phương pháp lọc máu liên tục tĩnh mạch-tĩnh mạch (CVVH) và thay huyết tương (PEX) ở bệnh nhân ngộ độc nặng “. Luận án tiến sĩ
6. Nguyễn Tiến Đạt (2023). ”Thực trạng áp dụng các biện pháp lọc máu tăng thải trừ chất độc tại Trung Tâm Chống Độc Bệnh Viện Bạch Mai giai đoạn 2021-2023. Luận văn thạc sĩ.
7. Resiere D, Kallel H, Oxybel O, Chabartier C, Florentin J, Brouste Y, Gueye P, Megarbane B, Mehdaoui H. (2020) Clinical and Epidemiological Characteristics of Severe Acute Adult Poisoning Cases in Martinique: Implicated Toxic Exposures and Their Outcomes. Toxics. 2020 Apr 9;8(2):28. doi: 10.3390/toxics8020028. PMID: 32283693; PMCID: PMC7356022.
8. David J Guervil, Amy F Rosenberg, Almut G Winterstein et al (2011). Actived partial thromboplastin time versus antifctorXa heparin assay in monitoring unfractionated heparin by continous intravenous infusion. Ann Pharmacother (IF: 3.15; Q3). 2011 Jul;45(7-8): 861-8. doi: 10.1345/aph.1Q161. Epub 2011 Jun 28.