CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KẾT HỢP KÍCH THÍCH ĐIỆN CÓ KIỂM SOÁT (IVES) Ở NGƯỜI BỆNH GIẢM VẬN ĐỘNG CHI TRÊN DO ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kết hợp kích thích điện có kiểm soát (IVES) ở người bệnh giảm vận động chi trên do đột quỵ nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước và sau điều trị trên 30 bệnh nhân do nhồi máu có giảm chức năng chi trên bên bị liệt được điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 9 năm 2024. Kết quả: Giới tính nữ có mức độ cải thiện cao hơn giới tính nam ở thời điểm sau 4 tuần với thang điểm ARAT. Đối với nhóm tuổi, nhóm trên 65 tuổi, có mức độ cải thiện điểm FMA-UE kém hơn so với nhóm dưới 50 tuổi (p<0,05). Nhóm có rối loạn cảm giác chi có mức điểm FMA thấp hơn nhóm không rối cảm giác chi với số điểm lần lượt là 7,7 và 11,3. Tương tự, nhóm có rối loạn cảm giác chi có mức điểm ARAT thấp hơn nhóm không rối cảm giác chi với số điểm lần lượt là 5,3 và 8,6 (p<0,05). Tuy nhiên chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về đặc điểm tay bên liệt và thời gian bị đột quỵ đối với mức độ cải thiện điểm FMA-UE và ARAT (p>0,05). Kết luận: Giới tính nữ, bệnh nhân trẻ dưới 50 tuổi có mức độ cải thiện cao hơn giới tính nam và nhóm trên 65 tuổi. Nhóm có rối loạn cảm giác ở ở chi có mức cải thiện thấp hơn nhóm không rối cảm giác ở chi, trong khi chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa của đặc điểm tay bên liệt và thời gian bị đột quỵ đối về mức độ cải thiện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Yếu tố cảnh hưởng, đột quỵ nhồi máu não, giảm vận động chi trên, IVES.
Tài liệu tham khảo

2. Veerbeek JM, Kwakkel G, van Wegen EE et al. Early prediction of outcome of activities of daily living after stroke:a systematic review. Stroke.2011;42(5):1482-8.

3. Langhorne P. Evidence behind stroke rehabilitation. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry.2003;74:18iv–1821.

4. Chen X, Liu F, Yan Z, et al. Therapeutic effects of sensory input training on motor function rehabilitation after stroke. Medicine (Baltimore). 2018; 97(48):e13387.

5. Merzenich MM, Jenkins WM. Reorganization of cortical representations of the hand following alterations of skin inputs induced by nerve injury, skin island transfers, and experience. J Hand Ther. 1993; 6(2):89-104.

6. Sawaki L, Wu CW, Kaelin-Lang A, et al. Effects of somatosensory stimulation on use-dependent plasticity in chronic stroke. Stroke. 2006; 37(1):246-7.

7. Serrada I, Hordacre B, Hillier SL. Does Sensory Retraining Improve Sensation and Sensorimotor Function Following Stroke: A Systematic Review and Meta-Analysis. Front Neurosci. 2019; 13(402).

8. Hara Y. Neurorehabilitation with new functional electrical stimulation for hemiparetic upper extremity in stroke patients. J Nippon Med Sch. 2008; 75(1):4-14.
