NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO CẤP MỨC ĐỘ NHẸ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI NĂM 2024

Lê Đức Thuận1,, Hoàng Tiến Hảo1, Ngô Hùng Cường1, Nguyễn Văn Chúc1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhồi máu não cấp  mức độ nhẹ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhồi máu não cấp trong vòng 24 giờ từ khi khởi phát có NIHSS ≤ 4 điểm, trên 18 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái từ tháng 1/2024 đến tháng 7/2024, theo dõi kết cục lâm sàng sau khi ra viện 03 tháng. Kết quả: Tổng số đối tượng nghiên cứu là 33 bệnh nhân, trong đó tỉ lệ nam/nữ = 1,35/1. Tuổi trung bình: 66.52±12.97, nhóm tuổi trên 45 tuổi chiếm tỉ lệ 90.9%, nhóm tuổi dưới 45 tuổi chiếm tỉ 9,1%. Số bệnh nhân nhập viện 6 giờ - 24 giờ sau khởi phát chiếm tỉ lệ cao nhất 45,5%. Trong các yếu tố nguy cơ, thường gặp nhất là tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid lần lượt là 90,9% và 84,8%, đái tháo đường 15,2% và đột quỵ não cũ 21,2%. Phân loại theo ¹TOAST, nguyên nhân bệnh mạch máu nhỏ chiếm tỉ lệ cao nhất 63,6%, thuyên tắc mạch từ tim chiếm 12,1%. Tại thời điểm ra sau ra viện 03 tháng, bệnh nhân phục hồi tốt có điểm mRS 0 -1 chiếm 87,9%. Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ trước đó và hẹp mạch máu lớn có nguy cơ tiến triển nặng và kết quả phục hồi thần kinh kém. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các đặc điểm lâm sàng riêng biệt ở nhóm bệnh nhân nhồi máu não mức độ nhẹ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái với tỷ lệ hồi phục cao, căn nguyên mạch máu nhỏ chiếm phần lớn. Tiền sử đột quỵ não cũ và hẹp mạch lớn là yếu tố tiên lượng nguy cơ tiến triển nặng và kết quả phục hồi thần kinh kém ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não mức độ nhẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Đức Hinh. Chẩn đoán sớm cơn đột quỵ não. Nội San Hội Thần Kinh Học Việt Nam. 2010; 6(1):3-7.
2. Feigin V. L., Krishnamurthi R. V., Parmar P. et al. Update on the Global Burden of Ischemic and Hemorrhagic Stroke in 1990-2013. Neuroepidemiology. 2015;45(3):161-176.
3. Wang Y, Wang Y, Zhao X, et al. Clopidogrel with Aspirin in Acute Minor Stroke or Transient Ischemic Attack. N Engl J Med. 2013;369(1):11-19. doi:10.1056/NEJMoa1215340
4. Tillman H, Johnston SC, Farrant M, et al. Risk for Major Hemorrhages in Patients Receiving Clopidogrel and Aspirin Compared With Aspirin Alone After Transient Ischemic Attack or Minor Ischemic Stroke. JAMA Neurol. 2019;76(7):774-782. doi:10.1001/jamaneurol.2019.0932
5. Adams HP, Bendixen BH, Kappelle LJ, et al. Classification of subtype of acute ischemic stroke. Definitions for use in a multicenter clinical trial. TOAST. Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment. Stroke. 1993;24(1): 35-41. doi:10. 1161/01.str.24.1.35
6. Qin H, Wang P, Zhang R, et al. Stroke History is an Independent Risk Factor for Poor Prognosis in Ischemic Stroke Patients: Results from a Large Nationwide Stroke Registry. Curr Neurovasc Res. 2020;17(4): 487. doi:10.2174/ 1567202617666200817141837
7. Wang Y, Zhao X, Liu L, et al. Prevalence and Outcomes of Symptomatic Intracranial Large Artery Stenoses and Occlusions in China. Stroke. 2014;45(3): 663-669. doi:10.1161/STROKEAHA. 113.003508
8. Coutts SB, Modi J, Patel SK, et al. What Causes Disability After Transient Ischemic Attack and Minor Stroke? Stroke. 2012;43(11):3018-3022. doi:10.1161/STROKEAHA.112.665141