VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và phân tích vai trò của siêu âm trong chẩn đoán và phân độ tổn thương thoái hoá khớp gối nguyên phát ở đối tượng nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu và hồi cứu các bệnh nhân từ 01/01/2022 đến 30/08/2024 được chẩn đoán thoái hóa khớp gối nguyên phát theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Thấp khớp học Mỹ (ACR) -1991 và được chụp X-quang, siêu âm và chụp cộng hưởng từ khớp gối tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Kết quả: 40 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với độ tuổi trung bình là 71,18± 1,59 tuổi. Độ phù hợp mức độ trung bình giữa lâm sàng và siêu âm trong chẩn đoán tràn dịch khớp gối và kén khoeo với chỉ số Kappa lần lượt là 0,375 (p<0,05) và 0,398(p<0,05). Siêu âm phát hiện tỷ lệ gai xương, dày màng hoạt dịch và tổn thương sụn tăng dần theo giai đoạn tổn thương x-quang (p<0,05; p<0,05; p<0,001). Có sự phù hợp cao giữa siêu âm và cộng hưởng từ trong chẩn đoán gai xương (Kappa=0,643; p<0,05), tổn thương sụn (Kappa=0,931; p<0,001), tràn dịch (Kappa=0,643; p<0,05), kén khoeo (Kappa=0,844; p<0,001). Kết luận: Siêu âm có khả năng phát hiện những tổn thương thoái hóa khớp gối tốt hơn so với X-quang và lâm sàng, tuy nhiên không đánh giá được một số tổn thương chỉ phát hiện trên cộng hưởng từ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoái hóa khớp gối nguyên phát, siêu âm khớp gối.
Tài liệu tham khảo


2. Nguyễn Thị Phượng, Vũ Minh Hoàn & Ngô Quỳnh Hoa. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát tại bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam 524 (2023).

3. Altman, R. D. Criteria for classification of clinical osteoarthritis. The Journal of rheumatology. Supplement 27, 10-12 (1991).

4. Bevers, K., Bijlsma, J. W., Vriezekolk, J. E., van den Ende, C. H. & den Broeder, A. A. The course of ultrasonographic abnormalities in knee osteoarthritis: 1 year follow up. Osteoarthritis and cartilage 22, 1651-1656, doi:10.1016/ j.joca.2014.06.012 (2014).


5. Grassi, W., Lamanna, G., Farina, A. & Cervini, C. Sonographic imaging of normal and osteoarthritic cartilage. Seminars in arthritis and rheumatism 28, 398-403, doi:10.1016/s0049-0172(99)80005-5 (1999).


6. Link, T. M. et al. Osteoarthritis: MR imaging findings in different stages of disease and correlation with clinical findings. Radiology 226, 373-381, doi:10.1148/radiol.2262012190 (2003).


7. D'Agostino, M. A. et al. EULAR report on the use of ultrasonography in painful knee osteoarthritis. Part 1: prevalence of inflammation in osteoarthritis. Annals of the rheumatic diseases 64, 1703-1709, doi:10.1136/ard.2005.037994 (2005).


8. Tarhan, S. & Unlu, Z. Magnetic resonance imaging and ultrasonographic evaluation of the patients with knee osteoarthritis: a comparative study. Clinical rheumatology 22, 181-188, doi:10.1007/s10067-002-0694-x (2003).


9. Phượng, N. T. T. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Luận văn tiến sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội (2015).

10. Saarakkala S, Koski J.M & Waris S. Statistical comparison of non-invasive ultrasonography and radiography of knee joint to predict Arthroscopic findings for osteoarthritis. ORS Annual Meting. (2011).
