KHẢO SÁT GIẢI PHẪU ĐƯỜNG DẪN LƯU XOANG TRÁN VÀ ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG VIÊM XOANG TRÁN BẰNG PHẦN MỀM DỰNG HÌNH 3 CHIỀU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sự phức tạp của giải phẫu đường dẫn lưu xoang trán thường gây khó khăn cho các phẫu thuật viên Tai Mũi Họng. Nắm được sự thay đổi đa dạng về giải phẫu vùng này có vai trò rất quan trọng trong thực hành lâm sàng. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phần mềm dựng hình ba chiều phân tích hình ảnh CT scan mũi xoang nhằm khảo sát các đặc điểm giải phẫu của đường dẫn lưu xoang trán và mối liên quan với tình trạng viêm xoang trán. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phần mềm Stryker Building Blocks để xác định các tế bào ngách trán và mối liên quan với đường dẫn lưu xoang trán. Phân tích thống kê tìm ra mối liên quan giữa sự hiện diện các tế bào ngách trán và các loại đường dẫn lưu xoang trán với tình trạng viêm xoang trán. Kết quả: 1008 xoang trán được khảo sát (375 xoang trán bị viêm) của 504 bệnh nhân, tuổi từ 16-94. 962 xoang trán có tế bào ngách trán nhóm phía trước (chiếm 95,44%), 783 xoang trán có tế bào ngách trán nhóm phía sau (chiếm 77,68%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng viêm xoang trán và sự hiện diện của tế bào trên agger nasi trán (SAFC), tế bào trên bóng sàng trán (SBFC) và tế bào trên ổ mắt (SOEC). Có mối liên quan giữa tình trạng viêm xoang trán và sự hiện diện cùng lúc cả 3 nhóm tế bào phía trước, nhóm tế bào phía trong và nhóm tế bào phía sau. Đường dẫn lưu xoang trán chạy phía sau bóng sàng (BE) trong 27 trường hợp xoang trán không viêm, không ghi nhận ở các trường hợp viêm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Mặc dù tỉ lệ hiện diện thấp nhưng SAFC, SBFC và SOEC có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng viêm xoang trán. Đường dẫn lưu xoang trán đi phía sau bóng sàng chỉ xảy ra ở nhóm không viêm xoang trán.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tế bào ngách trán, đường dẫn lưu xoang trán, viêm xoang trán, CT scan, phần mềm dựng hình ba chiều.
Tài liệu tham khảo


2. Fawzi NEA, Lazim NM, Aziz ME, Mohammad ZW, Abdullah B. The prevalence of frontal cell variants according to the International Frontal Sinus Anatomy Classification and their associations with frontal sinusitis. Apr 29 2021;doi:10.1007/s00405-021-06843-0


3. Sommer F, Hoffmann TK, Harter L, et al. Incidence of anatomical variations according to the International Frontal Sinus Anatomy Classification (IFAC) and their coincidence with radiological sings of opacification. European archives of oto-rhino-laryngology: official journal of the European Federation of Oto-Rhino-Laryngological Societies (EUFOS): affiliated with the German Society for Oto-Rhino-Laryngology - Head and Neck Surgery. Nov 2019;276(11):3139-3146. doi:10.1007/s00405-019-05612-4


4. Choby G, Thamboo A, Won TB, Kim J, Shih LC, Hwang PH. Computed tomography analysis of frontal cell prevalence according to the International Frontal Sinus Anatomy Classification. International forum of allergy & rhinology. Jul 2018;8(7):825-830. doi:10.1002/alr.22105


5. Seth N, Kumar J, Garg A, Singh I, Meher R. Computed tomographic analysis of the prevalence of International Frontal Sinus Anatomy Classification cells and their association with frontal sinusitis. The Journal of laryngology and otology. Oct 14 2020:1-8. doi:10.1017/ s0022215120002066


6. Tran LV, Ngo NH, Psaltis AJ. A Radiological Study Assessing the Prevalence of Frontal Recess Cells and the Most Common Frontal Sinus Drainage Pathways. American journal of rhinology & allergy. May 2019;33(3):323-330. doi:10.1177/ 1945892419826228


7. Meyer TK, Kocak M, Smith MM, Smith TL. Coronal Computed Tomography Analysis of Frontal Cells. American Journal of Rhinology. 2003/05/01 2003;17(3): 163-168. doi:10.1177/ 194589240301700310


8. Johari HH, Mohamad I, Sachlin IS, Aziz ME, Mey TY, Ramli RR. A computed tomographic analysis of frontal recess cells in association with the development of frontal sinusitis. Auris, nasus, larynx. Dec 2018;45(6):1183-1190. doi:10.1016/ j.anl.2018.04.010


9. Wormald PJ. Endoscopic Sinus Surgery: anatomy, three-dimensional reconstruction, and surgical technique, 4th edn. The Journal of Laryngology & Otology. 2018;doi:10.1017/ S0022215118000270


10. Ji J, Zhou M, Li Z, Wang T, Cheng Y, Wang Q. Frontal sinus surgery anterior to the ethmoid bulla. Int Surg. Apr-Jun 2013;98(2):149-55. doi:10.9738/CC37

