ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT RỐN GAN

Thanh Dũng Lê 1,, Thanh Vân Anh Nguyễn 2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường đại học Y Hà nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của ung thư đường mật rốn gan, giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn bệnh. Đối tượng nghiên cứu: Mô tả tiến cứu gồm 35 bệnh nhân với chẩn đoán lâm sàng ung thư đường mật rốn gan và được chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 7 năm 2021. Kết quả: Kích thước trung bình của thể khối và thể phát triển trong lòng đường mật  3,86±1,77cm; với thể thâm nhiễm, độ dày thành đường mật trung bình 6,53±4,04mm, chiều dài đoạn dày là 25,47±6,87mm. Trên chuỗi xung T1W, phần lớn u giảm hoặc đồng tín hiệu (93,8%), tín hiệu trên chuỗi xung T2W thay đổi. 96,8% trường hợp u hạn chế khuếch tán trên DWI. CHT có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 25%, giá trị dự báo dương tính 91,2%, giá trị dự báo âm tính 100%, độ chính xác 91,4% trong chẩn đoán ung thư đường mật rốn gan. CHT chẩn đoán đúng giai đoạn 83,9% trường hợp. Kết luận: Ung thư đường mật rốn gan thường giảm hoặc đồng tín hiệu trên chuỗi xung T1W, tín hiệu thay đổi trên chuỗi xung T2W, hạn chế khuếch tán trên DWI. Cộng hưởng từ là phương pháp rất có giá trị trong chẩn đoán và đánh giá giai đoạn của ung thư đường mật rốn gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Klatskin G. (1965). Adenocarcinoma of the hepatic duct at its bifurcation within the porta hepatis. The American Journal of Medicine, 38(2), 241–256.
2. Lim J.H. (2012). Cholangiocarcinoma: Morphologic Classification According to Growth Pattern and Imaging Findings. American Journal of Roentgenology.
3. Vanderveen K.A. and Hussain H.K. (2004). Magnetic resonance imaging of cholangiocarcinoma. Cancer Imaging, 4(2), 104–115.
4. Bismuth H. and Corlette M.B. (1975). Intrahepatic cholangioenteric anastomosis in carcinoma of the hilus of the liver. Surg Gynecol Obstet, 140(2), 170–178.
5. Yu X.-R., Huang W.-Y., Zhang B.-Y., et al. (2014). Differentiation of infiltrative cholangiocarcinoma from benign common bile duct stricture using three-dimensional dynamic contrast-enhanced MRI with MRCP. Clin Radiol, 69(6), 567–573.
6. Vũ Mạnh Hùng (2007), Đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư đường mật rốn gan, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
7. Park M.J., Kim Y.K., Lim S., et al. (2014). Hilar cholangiocarcinoma: value of adding DW imaging to gadoxetic acid-enhanced MR imaging with MR cholangiopancreatography for preoperative evaluation. Radiology, 270(3), 768–776.
8. Ruys A.T., Van Beem B.E., Engelbrecht M.R.W., et al. (2012). Radiological staging in patients with hilar cholangiocarcinoma: a systematic review and meta-analysis. Br J Radiol, 85(1017), 1255–1262.