NHIỄM KLEBSIELLA PNEUMONIAE: BỆNH CẢNH LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TỪ 2020 ĐẾN 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng do Klebsiella pneumoniae là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm với bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và nguy cơ tử vong cao. Hiểu biết hơn về đặc điểm lâm sàng và của nhiễm trùng do K. pneumoniae có thể giúp cải thiện chiến lược điều trị đối với tác nhân gây bệnh quan trọng này. Mục tiêu: Mô tả bệnh cảnh lâm sàng và xác định các yếu tố liên quan đến tử vong ở các trường hợp nhiễm trùng cộng đồng (NTCĐ) và nhiễm trùng (NTBV) do K. pneumoniae. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, lấy mẫu các bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 01/2020 đến 08/2021 và có kết quả cấy bệnh phẩm phân lập K. pneumoniae. Kết quả: Trong 190 trường hợp nhiễm trùng do K. pneumoniae được ghi nhận, NTCĐ chiếm 66,8%. Tuổi trung bình là 53,3±16,9 tuổi. Nam giới chiếm 59,5%. Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý nền mạn tính là 75,3%. Tất cả trường hợp NTBV là nhiễm trùng một cơ quan, với viêm phổi chiếm 60,3%. Một số bệnh cảnh đặc biệt chỉ hiện diện ở NTCĐ, gồm áp xe gan (22,0%), viêm màng não mủ (7,1%), nhiễm trùng đa cơ quan (5,8%). Tỷ lệ tử vong là 22,9%. Các yếu tố tương quan độc lập đến gia tăng tỷ lệ tử vong gồm rối loạn tri giác (OR 10,02 (2,71-37,01)), tổn thương thận cấp (OR 5,86 (2,21-15,55)), NTBV (OR 3,96 (1,19-13,16)). Nhiễm trùng tiểu liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn (OR 0,06 (0,01-0,40)). Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận có sự khác biệt về mặt lâm sàng giữa các trường hợp NTCĐ và NTBV do K. pneumoniae. Bên cạnh các chủng vi khuẩn đa kháng gây NTBV, bệnh cảnh đặc biệt ở NTCĐ do K. pneumoniae độc lực cao cũng cần được quan tâm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
K. pneumoniae, nhiễm trùng cộng đồng, nhiễm trùng bệnh viện.
Tài liệu tham khảo


2. Phu VD, Wertheim HF, Larsson M, et al. Burden of Hospital Acquired Infections and Antimicrobial Use in Vietnamese Adult Intensive Care Units. PLoS One. 2016;11(1):e0147544.doi: 10.1371/journal.pone.0147544


3. Paczosa MK, Mecsas J. Klebsiella pneumoniae: Going on the Offense with a Strong Defense. Microbiol Mol Biol Rev. 2016;80(3):629-61.doi: 10.1128/MMBR.00078-15


4. Garner JS, Jarvis WR, Emori TG, Horan TC, Hughes JM. CDC definitions for nosocomial infections, 1988. Am J Infect Control. 1988;16(3): 128-40.doi: 10.1016/0196-6553(88)90053-3


5. Trần Viết Tiến, Nguyễn Thị Phương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella (01-2015 đến 06-2016). Tạp Chí Y - Dược Học Quân Sự. 2018;(9):57-63.

6. Meatherall BL, Gregson D, Ross T, Pitout JD, Laupland KB. Incidence, risk factors, and outcomes of Klebsiella pneumoniae bacteremia. Am J Med. 2009;122(9):866-73.doi: 10.1016/ j.amjmed.2009.03.034


7. Kang CI, Kim SH, Bang JW, et al. Community-acquired versus nosocomial Klebsiella pneumoniae bacteremia: clinical features, treatment outcomes, and clinical implication of antimicrobial resistance. J Korean Med Sci. 2006;21(5):816-22.doi: 10.3346/jkms.2006.21.5.816


8. Juan CH, Chuang C, Chen CH, Li L, Lin YT. Clinical characteristics, antimicrobial resistance and capsular types of community-acquired, healthcare-associated, and nosocomial Klebsiella pneumoniae bacteremia. Antimicrob Resist Infect Control. 2019; 8(1).doi: 10.1186/s13756-018-0426-x


9. Russo TA, Marr CM. Hypervirulent Klebsiella pneumoniae. Clin Microbiol Rev. 2019;32(3):doi: 10.1128/CMR.00001-19


10. Lee HC, Chuang YC, Yu WL, et al. Clinical implications of hypermucoviscosity phenotype in Klebsiella pneumoniae isolates: association with invasive syndrome in patients with community-acquired bacteraemia. J Intern Med. 2006;259(6): 606-14.doi: 10.1111/j.1365-2796.2006.01641.x

