SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ SGLT2 Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM THEO KHUYẾN CÁO CỦA HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Suy tim mạn phân suất tống máu (PSTM) giảm là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Người bệnh suy tim PSTM giảm có tiên lượng xấu, tỷ lệ nhập viện cao, chất lượng cuộc sống giảm, và chịu chi phí điều trị cao. Để cải thiện kết cục, các khuyến cáo hiện hành trong và ngoài nước đều hướng dẫn dùng thuốc ức chế Sodium-Glucose Co-Transporter 2 (SGLT2) cho bệnh nhân suy tim PSTM giảm. Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ bệnh nhân suy tim mạn PSTM giảm ngoại trú được điều trị thuốc ức chế SGLT2 theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch học Việt Nam năm 2022. (2) Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị của quần thể bệnh nhân suy tim mạn PSTM giảm có và không điều trị nhóm thuốc ức chế SGLT2. (3) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ức chế SGLT2: loại thuốc, liều lượng, tác dụng phụ của thuốc và lý do không được kê toa thuốc ức chế SGLT2. Đối tượng: Bệnh nhân suy tim mạn PSTM giảm, điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội Tim Mạch và phòng khám Suy Tim Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cơ sở 1, từ 01/2024 đến tháng 06/2024. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng thuốc ức chế SGLT2 ở bệnh nhân suy tim mạn PSTM giảm là 87,9%. Nhóm sử dụng thuốc ức chế SGLT2 so với nhóm không sử dụng có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương thấp hơn (p<0,001 và p=0.028), hemoglobin và eGFR cao hơn (p<0,001), creatinin và NT-proBNP thấp hơn (p<0,001). Trong những bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế SGLT2 có 25,9% là Empagliflozin và 74,1% là Dapagliflozin, 96,4% bệnh nhân sử dụng thuốc đạt liều đích. Trong những bệnh nhân không sử dụng thuốc ức chế SGLT2 có 75,0% do chống chỉ định, 6,8% do tác dụng phụ của thuốc, 18,2% do bệnh nhân không đồng ý. Kết luận: Hầu hết bệnh nhân suy tim PSTM giảm điều trị ngoại trú đã được sử dụng thuốc ức chế SGLT2 và tỷ lệ đạt liều đích rất cao. Có sự khác biệt một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa nhóm có và không dùng thuốc ức chế SGLT2. Các yếu tố chống chỉ định, tác dụng phụ không mong muốn và chi phí điều trị là nguyên nhân chính cản trở việc tối ưu điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy tim phân suất tống máu giảm, điều trị nội khoa tối ưu theo khuyến cáo, thuốc ức chế SGLT2.
Tài liệu tham khảo


2. Urbich M, Globe G, Pantiri K, Heisen M, Bennison C, Wirtz HS, Di Tanna GL. A Systematic Review of Medical Costs Associated with Heart Failure in the USA (2014–2020). PharmacoEconomics. 2020;38(11):1219-1236. doi:10.1007/s40273-020-00952-0


3. Dhaliwal A, Toma M, Kochan A, Didi A. Identifying Barriers To SGLT2 Inhibitor Use In Eligible Patients With Heart Failure: A Real-world Experience From A Single Centre. Journal of Cardiac Failure. 2022;28(5, Supplement):S48-S49. doi:10.1016/j.cardfail.2022.03.128


4. Phan Đình Phong, Phạm Thị Mai Hương, Đặng Việt Phong, Nguyễn Ngọc Quang. Thực trạng sử dụng các nhóm thuốc nền tảng trong điều trị suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm tại khoa khám bệnh - bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;535(1B):238-243. doi:10.51298/vmj.v535i1B.8431


5. Nguyễn Phan Hoàng Phúc, Nguyễn Thanh Huân. Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng của bệnh nhân cao tuổi ngoại trú có suy tim phân suất tống máu giảm. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024; 538(2) :60-64. doi:10.51298 /vmj. v538i2.9424


6. Wei W, Liu J, Chen S, et al. Sodium Glucose Cotransporter Type 2 Inhibitors Improve Cardiorenal Outcome of Patients With Coronary Artery Disease: A Meta-Analysis. Frontiers in endocrinology. 2022;13. doi:10.3389/ fendo. 2022.850836


7. Packer M, Anker SD, Butler J, et al. Cardiovascular and Renal Outcomes with Empagliflozin in Heart Failure. NEJM. 2020; 383(15):1413-1424. doi:10.1056/NEJMoa2022190


8. Savarese G, Kishi T, Vardeny O, et al. Heart failure drug treatment—inertia, titration, and discontinuation: a multinational observational study (EVOLUTION HF). JACC: Heart Failure. 2023;11(1):1-14. doi:10.1016/j.jchf.2022.08.009

