ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN TÁO BÓN MẠN TÍNH DO ĐỜ ĐẠI TRÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Táo bón mạn tính là một bệnh lý ngày càng phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tạo nên gánh nặng kinh tế cho người bệnh và xã hội. Trong đó, táo bón mạn tính do đờ đại tràng, chiếm tỉ lệ từ 13% đến 37%, là một dạng lâm sàng đặc biệt có đáp ứng kém với điều trị nội khoa, và phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu hiệu quả. Tuy nhiên, việc chẩn đoán đờ đại tràng vẫn gặp nhiều thách thức do các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng không đặc hiệu. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tình trạng này. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân táo bón mạn tính do đờ đại tràng nhằm cung cấp dữ liệu nền tảng cho chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca được thực hiện trên 27 bệnh nhân mắc táo bón mạn tính do đờ đại tràng, được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2019 đến tháng 8/2024. Đặc điểm lâm sàng được đánh giá dựa trên tiêu chí Rome IV và thang điểm Wexner, các đặc điểm cận lâm sàng được khảo sát bằng X-quang đại tràng với Sitzmarks, đo áp lực hậu môn trực tràng và MRI động học sàn chậu. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 27 bệnh nhân với tuổi trung vị là 48 (23 – 80 tuổi), trong đó nữ giới chiếm ưu thế (tỷ lệ nữ/nam là 3/1). Tất cả bệnh nhân đều đáp ứng tiêu chuẩn Rome IV cho chẩn đoán táo bón, với điểm Wexner trung bình là 10,2 ± 1,3. X-quang đại tràng bằng Sitzmarks cho thấy thời gian lưu thông đại tràng chậm, với số vòng còn lại trung bình là 19,5 ± 5,5 vào ngày thứ 3. Đo áp lực hậu môn ghi nhận 100% bệnh nhân có phản xạ ức chế trực tràng hậu môn, và 29,2% gặp khó khăn trong việc tống bóng. MRI động học sàn chậu cho thấy 72% bệnh nhân không có dấu hiệu tắc nghẽn ngõ ra. Kết luận: Nghiên cứu đã mô tả được các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đặc trưng của táo bón mạn tính do đờ đại tràng, giúp hiểu biết hơn về chẩn đoán bệnh và định hướng lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân tại Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Táo bón lưu thông chậm, đờ đại tràng, táo bón mạn tính.
Tài liệu tham khảo


2. Iannelli A, Piche T, Dainese R, et al. Long-term results of subtotal colectomy with cecorectal anastomosis for isolated colonic inertia. World J Gastroenterol. May 14 2007;13(18):2590-5. doi:10.3748/wjg.v13.i18.2590


3. Pinedo G, Zarate AJ, Garcia E, et al. Laparoscopic total colectomy for colonic inertia: surgical and functional results. Surg Endosc. Jan 2009;23(1):62-5. doi:10.1007/s00464-008-9901-4


4. Sohn G, Yu CS, Kim CW, et al. Surgical outcomes after total colectomy with ileorectal anastomosis in patients with medically intractable slow transit constipation. J Korean Soc Coloproctol. Aug 2011;27(4): 180-7. doi:10.3393/ jksc.2011.27.4.180


5. Chaichanavichkij P, Vollebregt PF, Tee SZY, et al. Slow-transit constipation and criteria for colectomy: a cross-sectional study of 1568 patients. BJS open. May 7 2021;5(3)doi: 10.1093/bjsopen/zrab049


6. Geng HZ, Xu C, Yu Y, et al. Ileorectal intussusception compared to end-to-end ileorectal anastomosis after laparoscopic total colectomy in slow-transit constipation. Curr Probl Surg. Jun 2024; 61(6): 101471. doi: 10.1016/j.cpsurg. 2024.101471


7. Ripetti V, Caputo D, Greco S, et al. Is total colectomy the right choice in intractable slow-transit constipation? Surgery. Sep 2006; 140(3):435-40. doi:10.1016/j.surg.2006.02.009


8. Tian Y, Wang L, Ye JW, et al. Defecation function and quality of life in patients with slow-transit constipation after colectomy. World journal of clinical cases. May 26 2020;8(10):1897-1907. doi:10.12998/wjcc.v8.i10.1897

