CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Nguyễn Thị Thùy Anh1,, Phạm Thủy Tiên1, Lâm Thị Bích Chi1, Phan Đình Vĩnh Linh1, Vũ Thị Thu Lan1, Huỳnh Thị Nhã Phương1, Lư Huỳnh Nga1, Diệp Thị Hồng Diễm1, Phạm Thị Phương Anh1, Nguyễn Trung Tín1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Đại học Y Dược TPHCM
2 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh trĩ là một căn bệnh thường gặp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị bệnh trĩ rất đa dạng nhưng việc lựa chọn phương pháp không phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề hơn bệnh trĩ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc đánh giá các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh là cần thiết để tối ưu hóa kết quả chăm sóc và điều trị. Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật điều trị bệnh trĩ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Khoa Hậu môn – Trực tràng Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từ 11/2022 đến 12/2023, với 246 người bệnh từ 18 tuổi trở lên và có bệnh trĩ là nguyên nhân chính. Bảng câu hỏi HEMO-FISS QoL đánh giá chất lượng cuộc sống đặc hiệu của người bệnh trĩ trước và sau phẫu thuật 8 tuần. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa: trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi, nhóm tuổi với sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống lĩnh vực tình dục; thu nhập với sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống lĩnh vực rối loạn thể chất; bệnh lý nội khoa kèm theo với sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống lĩnh vực tâm lý. Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật có mối liên quan ý nghĩa thống kê với sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống chung, lĩnh vực rối loạn thể chất, tâm lý, đại tiện của người bệnh trước và sau phẫu thuật 8 tuần. Kết luận: Các yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi, thu nhập và phương pháp phẫu thuật đều có mối liên quan ý nghĩa thống kê với sự cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Abramowitz L., Bouchard D., Siproudhis L., Trompette M., Pillant H., Bord C., et al. "Psychometric properties of a questionnaire (HEMO-FISS-QoL) to evaluate the burden associated with haemorrhoidal disease and anal fissures". Colorectal Dis. 2019; 21 (1): 48-58. doi:10.1111/codi.14393
2. Erdoğdu A., Sipahioğlu N. T., Erginöz E., Apaydın B., Sipahioğlu F. "Quality of life after stapler haemorrhoidectomy evaluated by SF-36 questionnaire". Ulus Cerrahi Derg. 2013; 29 (2): 59-62. doi:10.5152/ucd.2013.37
3. Garg P. K., Kumar G., Jain B. K., Mohanty D. "Quality of life after stapled hemorrhoidopexy: a prospective observational study". Biomed Res Int. 2013; 2013: 903271. doi:10.1155/2013/903271
4. Giordano P., Gravante G., Sorge R., Ovens L., Nastro P. "Long-term outcomes of stapled hemorrhoidopexy vs conventional hemorrhoidectomy: a meta-analysis of randomized controlled trials". Arch Surg. 2009; 144 (3): 266-72. doi:10.1001/archsurg.2008.591
5. Martinsons A., Narbuts Z., Brunenieks I., Pavars M., Lebedkovs S., Gardovskis J. "A comparison of quality of life and postoperative results from combined PPH and conventional haemorrhoidectomy in different cases of haemorrhoidal disease". Colorectal Dis. 2007; 9 (5): 423-9. doi:10.1111/j.1463-1318.2006. 01169.x
6. Nyström P. O., Qvist N., Raahave D., Lindsey I., Mortensen N. "Randomized clinical trial of symptom control after stapled anopexy or diathermy excision for haemorrhoid prolapse". Br J Surg. 2010; 97 (2): 167-76. doi:10.1002/ bjs.6804
7. Rørvik H. D., Davidsen M., Gierløff M. C., Brandstrup B., Olaison G. "Quality of life in patients with hemorrhoidal disease". Surg Open Sci. 2023; 12: 22-28. doi:10.1016/j.sopen. 2023.02.004
8. Yang H.K. Hemorrhoids. Springer Berlin Heidelberg. 2014: 142.