TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC THUỶ CHÂM: NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Trần Văn Thanh1,, Đặng Thị Phượng1, Đỗ Xuân Thắng2, Vũ Thị Quỳnh Mai2
1 Bệnh viện Châm cứu Trung ương
2 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Thuốc dùng theo đường thuỷ châm là một trong những phương pháp điều trị đặc thù tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương (BVCCTW). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích tình hình sử dụng thuốc thủy châm tại BVCCTW năm 2022, tập trung vào cơ cấu, giá trị sử dụng và tỷ lệ thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng dữ liệu hồi cứu về số lượng và chi phí sử dụng thuốc thủy châm. Các thuốc được phân tích theo nhóm tác dụng dược lý, cơ cấu danh mục thuốc và tỷ lệ BHYT thanh toán. Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng Microsoft Excel. Kết quả: Trong năm 2022, tổng số 124.725 ống thuốc thủy châm với giá trị 460 triệu đồng được sử dụng, nhưng chỉ 16% giá trị được BHYT thanh toán. Các nhóm thuốc chính gồm: Khoáng chất và vitamin: chiếm 45,78% giá trị sử dụng, thuốc Vincozyn plus được dùng nhiều nhất (75.702 ống); Thuốc chống rối loạn tâm thần và hệ thần kinh: chiếm 54,22% giá trị sử dụng, phổ biến nhất là Cerebrolysin 1ml, Cerebrolysin 5ml và Methycobal 500mcg. Chỉ có 08/276 thuốc được sử dụng theo đường thủy châm, trong đó 04 thuốc được BHYT thanh toán 100%, 03 thuốc thanh toán theo điều kiện, tỷ lệ và 01 thuốc không thuộc danh mục thuốc BHYT thanh toán. Kết luận: Tỷ lệ BHYT thanh toán cho thuốc thủy châm còn thấp do thay đổi chính sách và chưa cụ thể trong phác đồ điều trị được phê duyệt. Bệnh viện cần xây dựng phác đồ thuốc thuỷ châm để điều trị các mặt bệnh chủ yếu trong mô hình bệnh tật của bệnh viện và trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Bệnh viện cần phối hợp với các Vụ, Cục đề nghị BHYT thanh toán 100% các thuốc thủy châm theo phác đồ điều trị của Bệnh viện và của ngành YHCT đã được phê duyệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 34.
2. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 5013/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại”.
3. Bộ Y tế (2018), Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Vân (2018), Phân tích danh mục thuốc tại Bệnh viện y hoc cổ truyền Trung ương năm 2018, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Tài Thu (2013), Tân châm, Nhà xuất bản thế giới, tr 205-230.