ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ CẮT ĐỐT KẾT HỢP VỚI KẸP CLIP QUA NỘI SOI POLYP CÓ CUỐNG Ở ĐẠI TRỰC TRÀNG

Nguyễn Thanh Liêm1, Lê Thị Thúy Loan1,, Huỳnh Văn Lộc1, Trần Đặng Đăng Khoa1, Lương Thị Thúy Loan2, Nguyễn Văn Tuấn1, Nguyễn Việt Phương1, Nguyễn Thị Kim Tường1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cắt đốt polyp có cuống ở đại trực tràng qua nội soi có nguy cơ chảy máu cao hơn so với polyp không cuống. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm nội soi, mô bệnh học và kết quả cắt đốt kết hợp với kẹp clip polyp có cuống ở đại trực tràng qua nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân polyp có cuống ở đại trực tràng. Tất cả bệnh nhân polyp có cuống ở đại trực tràng được cắt đốt kết hợp với kẹp clip qua nội soi. Lấy polyp làm giải phẫu bệnh. Kết quả: Nội soi 108 bệnh nhân có 162 polyp có cuống ở đại trực tràng với kích thước đầu polyp từ 6-19mm. Tỷ lệ polyp tân sinh và polyp không tân sinh tương ứng là 53,4% và 42,6%. Tất cả polyp có cuống ở đại trực tràng được cắt đốt và kẹp clip vào chân cuống polyp thành công. Tất cả bệnh nhân đều không có tai biến, biến chứng trong thủ thuật và trong vòng 30 ngày sau thủ thuật. Kết luân: Polyp có cuống ở đại trực tràng có tỷ lệ polyp tân sinh cao. Điều trị polyp có cuống ở đại trực tràng bằng phương pháp cắt đốt kết hợp với kẹp clip qua nội soi đạt hiệu quả cao, không ghi nhận có biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Aasma Shaukat, Tonya Kaltenbach, Jason A. Dominitz, et al., Endoscopic Recognition and Management Strategies for Malignant Colorectal Polyps: Recommendations of the US Multi-Society Task Force on Colorectal Cancer. Am J Gastroenterol, 2020. 115(11): p. 1751-1767.
2. Tonya Kaltenbach, Joseph C. Anderson, Carol A. Burke, et al., Endoscopic Removal of Colorectal Lesions-Recommendations by the US Multi-Society Task Force on Colorectal Cancer. Gastroenterology, 2020. 158(4): p. 1095-1129.
3. Shinji Tanaka, Yusuke Saitoh, Takahisa Matsuda, et al., Evidence-based clinical practice guidelines for management of colorectal polyps. J Gastroenterol, 2021. 56(4): p. 323-335.
4. Christine Boumitria, Fazia A. Mira, Imran Ashraf, et al., Prophylactic clipping and post-polypectomy bleeding: a meta-analysis and systematic review. Ann Gastroenterol, 2016. 29(4): p. 502-508.
5. George Kouklakis, Alexandros Mpoumponaris, Anthia Gatopoulou, et al., Endoscopic resection of large pedunculated colonic polyps and risk of postpolypectomy bleeding with adrenaline injection versus endoloop and hemoclip: a prospective, randomized study. Surg Endosc, 2009. 23(12): p. 2732-7.
6. Neehar D Parikh, Kyle Zanocco, Rajesh N Keswani, et al., A cost-efficacy decision analysis of prophylactic clip placement after endoscopic removal of large polyps. Clin Gastroenterol Hepatol, 2013. 11(10): p. 1319-24.
7. Monika Ferlitsch, Cesare Hassan, Raf Bisschops, et al., Colorectal polypectomy and endoscopic mucosal resection: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Guideline - Update 2024. Endoscopy, 2024. 56(7): p. 516-545.
8. Jian-Hua Xu, Peng Gao, Min Zhou, et al., Clip-assisted endoloop ligation of the mucosal defect after resection of colorectal polyps decreased postprocedural delayed bleeding. Therap Adv Gastroenterol, 2022. 15: p. 1-9.