CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 10-15 TUỔI ĐIỀU TRỊ ARV NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Thị Hiền Nguyễn 1,, Văn Lâm Nguyễn 2, Larsson Mattias 3, Olson Linus 3, Thị Kim Chúc Nguyễn 4, Khánh Toàn Trần 4
1 Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
2 Bệnh viện Nhi Trung Ương
3 Viện Karolinska, Thụy Điển
4 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống (CLCS) và một số yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên 10-15 tuổi nhiễm HIV đang điều trị ARV ngoại trú tại Bệnh viện Nhi trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 190 trẻ từ 10-15 tuổi nhiễm HIV đang được quản lý điều trị ARV ngoại trú tại Bệnh viện Nhi trung ương từ 6-12/2020. CLCS được đánh giá bằng công cụ PedsQL 4.0 với 23 câu hỏi liên quan đến 4 lĩnh vực về thể chất, tình cảm, xã hội và học tập. Điểm số càng cao tương ứng với CLCS càng tốt. Kết quả: Điểm trung bình CLCS chung 72,2; về sức khỏe thể chất 80,3; sức khỏe tâm lý xã hội 75,6; xã hội 82,2; cảm xúc 76,3; và học tập 68,3. Tỷ lệ CLCS tốt tính chung là 56,8%; về sức khỏe thể chất 67,9%; sức khỏe tâm lý xã hội 57,4%; về xã hội 73,2%, cảm xúc 57,9% và học tập 45,3%. Trẻ thuộc các hộ gia đình nghèo, trẻ có NCS có học vấn thấp (từ THCS trở xuống) và trẻ có thời gian từ nhà đến phòng khám từ 60 phút trở lên có CLCS thấp hơn (p<0,05). Kết luận: Trẻ vị thành niên nhiễm HIV đang điều trị ARV có CLCS cao ở hầu hết các lĩnh vực, trừ lĩnh vực học tập. Hộ gia đình nghèo, học vấn của NCS thấp và thời gian tiếp cận phòng khám dài là những yếu tố liên quan đến CLCS thấp ở trẻ vị thành niên. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UNICEF (2019). The AIDS epidemic continues to take a staggering toll, but progress is possible, accessed 7/2019-2019, from https:// data. unicef.org/topic/hivaids/global-regional-trends/.
2. Bộ Y tế (2017). Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.
3. Cục phòng chống HIV/AIDS-Bộ Y tế (2013). HIV/AIDS tại Việt Nam ước tính và dự báo giai đoạn 2011-2015, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. AL Agwu, L Fairlie (2013). Antiretroviral treatment, management challenges and outcomes in perinatally HIV-infected adolescents. J Int AIDS Soc 2013, 16(18579).
5. S Cohen, JA Ter Stege, AM Weijsenfeld, et al. (2015). Health-related quality of life in perinatally HIV-infected children in the Netherlands. AIDS Care, 27(10), 1279–1288.
6. Scharko AM (2006). DSM psychiatric disorders in the context of pediatric HIV/AIDS. AIDS Care, 18(5), 441-445.
7. Nicole Phillips, MSocSci, Amos Taryn (2016). HIV-Associated Cognitive Impairment in Perinatally Infected Children: A Meta-analysis. Pediatrics, 138(5), e20160893.
8. Kuntawee Chalermkwan, Fungladda Wijitr, Kaewkungwal Jaranit, et al. (2010). Social factors related to quality of life among HIV infected children in ubon Ratchathani Province, Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 41(5), 1136-1144.