NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NT-pro BNP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM DO TĂNG HUYẾT ÁP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự biến đổi nồng độ NT-pro BNP huyết thanh và mối liên quan giữa nồng độ NT-pro BNP huyết thanh với một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 120 bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp để khảo sát nồng độ NT-pro BNP. Kết quả: (1) Giá trị trung bình nồng độ NT-pro BNP huyết thanh của bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp ở nhóm giai đoạn A là 2168,92 ±2884,87pg/ml, giai đoạn B là 2826,2 ±1743 pg/ml, giai đoạn C là 11137,83 ± 8058 pg/ml, giai đoạn D là 16213,51 ±10944,03 pg/ml (p < 0,05); (2) Nồng độ NT-pro BNP huyết thanh có mối tương quan thuận chặt chẽ với các giai đoạn suy tim theo AHA/ACC-2008 (r =0,63; p<0,05); (3) Có mối tương quan giữa nồng độ NT-pro BNP huyết thanh với phân độ suy tim theo NYHA (r= 0,53; p < 0,05) và (4) Chưa thấy có sự tương quan giữa nồng độ NT-pro BNP huyết thanh với: chỉ số khối cơ thể, mức lọc cầu thận, hematocit ở bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp. Kết luận: Nồng độ NT-pro BNP huyết thanh tăng cao ở bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp và nồng độ chất này trong huyết thanh tương quan thuận với giai đoạn suy tim theo AHA/ACC-2008 và mức độ suy tim theo NYHA.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
NT-pro BNP huyết thanh, suy tim, tăng huyết áp
Tài liệu tham khảo
2. Austin W., Bhala V. (2015), “Correlation and prognostic utility of BNP and its amino-terminal fragment in patients with chronic kidney disease”, American J Clin Pathol. 126: p. 506-512.
3. Abdulle, A.M., et al. (2007), “Plasma N terminal pro-brain natriuretic peptide levels and its determinants in a multi-ethnic population”, J Hum Hypertens. 21: p. 647-653.
4. Bayés, A., G.M. Santaló, B.E. Zapico (2004), “N-terminal probrain natriuretic peptide in the emergency diagnosis and in-hospital monitoring of patients with dysapnea and ventricualar dysfuntion”, European Journal of Heart Failure, p. 301-308.
5. Dickstein, K., A. Cohen-Solal, G. Filippatos (2008), “ESC guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2008”, Eur J Heart Fail. 10: p. 933-989.
6. Nielsen, O.W., et al. (2003), “Retrospective analysis of the cost-effectiveness of using plasma brain natriuretic peptide in screening for left ventricular systolic dysfunction in the general population”, J Am Coll Cardiol. 41: p. 113-120.
7. Januzzi, J.L., et al. (2015), “The N-terminal NT-pro BNP investigation of dyspnea in the emergency department (PRIDE) study”, Am J Cardiol. 95: p. 948-954.
8. Zaphiriou A, R.S., Murray-Thomas T, Mendez G, (2005), “The diagnostic accuracy of plasma BNP and NTproBNP in patients referred from primary care with suspected heart failure: results of the UK natriuretic peptide study”, Eur J Heart Fail. 7: p. 537-541.