KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT LAO CỘT SỐNG NGỰC, THẮT LƯNG BẰNG NẸP VÍT QUA CUỐNG LỐI SAU VÀ THAY THÂN LỐI BÊN

Nguyễn Văn Trưởng1,2,, Đinh Ngọc Sơn2
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu và đánh giá kết quả phẫu thuật lao cột sống ngực, thắt lưng bằng nẹp vít qua cuống lối sau và thay thân lối bên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả hồi cứu và tiến cứu không có nhóm chứng trên 52 bệnh nhân lao cột sống ngực, thắt lưng có chỉ định phẫu thuật bằng nẹp vít qua cuống lối sau và thay thân lối bên tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 12/2022 – 12/2023. Kết quả: Điểm VAS trung bình là 5,46 ± 1,25 điểm. Tỷ lệ gù là 61,54%. Bệnh nhân đau hỗn hợp mất vững và chèn ép TK là 61,54 % và đau liên tục là 53,85%. Đa số BN liệt loại C (40,38%) và D (42,31%) theo ASIA. Tỷ lệ tổn thương 2 thân đốt sống là 80,77%, áp xe thân đốt sống là 76,92% và hẹp ống sống là 76,92%. Phá hủy cả thành trước và sau thân đốt sống là 88,4%. Xét nghiệm Bactec (+) là 65,38%, LPA (+) là 84,62% và mô bệnh học (+) là 92,31%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 176,15 ± 25,06 (phút). Lượng máu mất trung bình là 937,5 ± 276,15 (ml). Số lượng vít là 8 vít (76,92%). Sau 3 và 6 tháng phẫu thuật, điểm VAS đa số đau nhẹ và không đau, theo ASIA chủ yếu bệnh nhân liệt loại D và E (p<0,05), tỷ lệ liền xương đạt 88,46%, không tái phát bệnh, hiệu quả phẫu thuật theo Macnab mức độ tốt và rất tốt đạt 90,38%; Không có bệnh nhân nào đánh giá kết quả kém. Kết luận: Phương pháp nẹp vít qua cuống lối sau và thay thân lối bên là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân lao cột sống ngực, thắt lưng cần được áp dụng rộng rãi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ali A, Musbahi O, White VLC, Montgomery AS. Spinal Tuberculosis: A Literature Review. JBJS Rev. 2019;7(1):e9. doi: 10.2106/JBJS.RVW. 18.00035
2. Garg RK, Somvanshi DS. Spinal tuberculosis: a review. J Spinal Cord Med. 2011;34(5):440-54. doi: 10.1179/2045772311Y.0000000023. PMID: 22118251; PMCID: PMC3184481.
3. Lin MZ. “posterior spine fixation.” Eur Spine J Off Publ Eur Spine Soc Eur Spinal Deform Soc Eur Sect Cerv Spine Res Soc. 2013;22(1):72-78. doi:10.1007/s00586-012-2544-0
4. Jain A K. Tuberculosis of the spine: A fresh look at an old disease. J Bone Joint Surg Br. 2010 Jul;92-B(70): 905–13. doi: 10.1302/0301-620X. 92B7. 24668. doi: 10.1302/0301-620X. 92B7. 24668.
5. Nguyễn Khắc Tráng (2019). Nghiên cứu phẫu thuật cố định lối sau và giải ép lối bên trong điều trị lao cột sống ngực, thắt lưng có biến chứng thần kinh. Luận án Tiến sĩ Y khoa, trường Đại học Y Hà Nội.
6. Tuấn, P. T.., Hoàn, Đỗ Đăng., & Tráng, N. K.. (2024). Đánh giá kết quả phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo lối bên và cố định cột sống lối sau trong điều trị lao cột sống ngực tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2022. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 65(CD3 - Bệnh viện Phổi Trung ương). https://doi.org/10.52163/yhc.v65iCD3.1115.
7. W. Lin., S. Wang., Q. Ke (2017). Single-Stage Anterior Debridement, Autogenous Bone Grafting and Anterior or Posterior Instrumentation for Spinal Tuberculosis. Annals of Orthopedics and Musculoskeletal Disorders Journal, 1:1,,.
8. Gehlot PS, Chaturvedi S, Kashyap R, Singh V. Pott’s Spine: Retrospective Analysis of MRI Scans of 70 Cases. J Clin Diagn Res. 2012 Nov;6(9):1534-8. doi: 10.7860/JCDR/2012/ 4618.2552. PMID: 23285449; PMCID: PMC3527789.
9. Tang L, Fu CG, Zhou ZY, Jia SY, Liu ZQ, Xiao YX, Chen HD, Cai HL. Clinical Features and Outcomes of Spinal Tuberculosis in Central China. Infect Drug Resist. 2022 Nov 11;15:6641-6650. doi: 10.2147/IDR.S384442. PMID: 36386413; PMCID: PMC9664916.
10. Pandey BK, Sangondimath GM, Chhabra HS. Single stage posterior instrumentation and anterior interbody fusion for tuberculosis of dorsal and lumbar spines. Nepal Orthop Assoc J. 2011;2(1):21-26.