KẾT QUẢ BAN ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI HẠ TINH HOÀN Ở BỆNH NHÂN MẮC TINH HOÀN KHÔNG XUỐNG BÌU TÁI PHÁT VÀ THỨ PHÁT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn, hiệu quả của phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ở bệnh nhân mắc tinh hoàn không xuống bìu (THKXB) tái phát và thứ phát. Đối tượng và phương pháp: Quan sát mô tả 4 bệnh nhân mắc tinh hoàn không xuống bìu tái phát và thứ phát, được phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn. Kết quả: 4 bệnh nhân có độ tuổi lần lượt là 6, 8, 10 và 14. Tất cả các bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật hạ tinh hoàn, nội soi thắt ống phúc tinh mạc. THKXB bên phải: 3 trường hợp, bên trái: 1 trường hợp. Tất cả các trường hợp đều sờ được tinh hoàn trong ống bẹn, trong đó 2 trường hợp tinh hoàn nằm cao gần lỗ bẹn sâu và 2 trường hợp tinh hoàn nằm thấp gần lỗ bẹn nông. Thời gian phẫu thuật từ 60 đến 150 phút. Có 1 trường hợp ống phúc tinh mạc bên có bệnh chưa đóng kín được thắt ống phúc tinh mạc kèm theo. Tất cả các trường hợp đều được hạ tinh hoàn xuống bìu thành công, không gặp biến chứng trong và sau mổ. Thời gian nằm viện sau mổ từ 4 đến 7 ngày. Tất cả các trường hợp đều được khám lại, kiểm tra bằng siêu âm doppler thấy tinh hoàn tưới máu tốt. Kết luận: Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ở các bệnh nhân mắc THKXB tái phát, thứ phát là phương pháp an toàn và hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tinh hoàn không xuống bìu, ẩn tinh hoàn, hạ tinh hoàn, phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn.
Tài liệu tham khảo

2. Williamson, S. H., Davis-Dao, C. A., Huen, K. H. et al. (2022). Timely orchiopexy by 18 months of age: Are we meeting the standards defined by the 2014 AUA guidelines?. Journal of Pediatric Urology, 18(5), 683-e1.

3. Lopes, R. I., Naoum, N. K., Chua, M. E. et al. (2016). Outcome analysis of redo orchiopexy: scrotal vs inguinal. The Journal of Urology, 196(3), 869-874.

4. Taran, I., & Elder, J. S. (2006). Results of orchiopexy for the undescended testis. World journal of urology, 24, 231-239.

5. Riquelme, M., Aranda, A., Rodarte-Shade, M. et al. (2012). Totally laparoscopic approach for failed conventional orchiopexy. Journal of Laparoendoscopic & Advanced Surgical Techniques, 22(5), 514-517.

6. Meij–deVries, A., van der Voort, L. M., Sijstermans, K. et al. (2013). Natural course of undescended testes after inguinoscrotal surgery. Journal of Pediatric Surgery, 48(12), 2540-2544.

7. Tong, Q., Zheng, L., Tang, S. et al. (2009). Laparoscopy-assisted orchiopexy for recurrent undescended testes in children. Journal of pediatric surgery, 44(4), 806-810.

8. Yang, Z., Li, S., Zeng, H. et al. (2020). Laparoscopic orchiopexy versus open orchiopexy for palpable undescended testis in children: a prospective comparison study. Journal of Laparoendoscopic & Advanced Surgical Techniques, 30(4), 453-457.

9. Youssef, A. A., Marei, M. M., Abouelfadl, M. H. et al. (2020). Unsatisfactory testicular position after inguinal orchidopexy: Is there a role for upfront laparoscopy?. Arab Journal of Urology, 18(1), 48-53.

10. Sfoungaris, D., & Mouravas, V. (2016). A combined preperitoneal and inguinal approach for redo orchiopexy. Journal of Pediatric Urology, 12(1), 43-e1.
