ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG BÁN PHẦN KHÔNG XI MĂNG ĐIỀU TRỊ GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI CAO TUỔI Ở BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và đánh giá hiệu quả của phẫu thuật thay khớp háng bán phần không xi măng trong điều trị gãy cổ xương đùi ở bệnh nhân cao tuổi.Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu và tiến cứu trên 52 bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên, thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2024. Đánh giá kết quả theo thang điểm Harris về chức năng khớp háng, bao gồm các yếu tố như mức độ đau, khả năng đi lại, và các biến chứng sau mổ. Tuổi trung bình là 82,29 ± 5,21, chủ yếu là nữ (80,8%) và nguyên nhân chủ yếu do tai nạn sinh hoạt (90,4%). Các bệnh lý kèm theo phổ biến nhất là tăng huyết áp (51,9%) và đái tháo đường (28,8%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 50,00 ± 7,34 phút, trong đó 53,8% bệnh nhân không cần truyền máu. Sau phẫu thuật, 100% bệnh nhân có độ áp khít chuôi ≥ 80%, thời gian nằm viện trung bình là 7,62 ± 3,79 ngày, và 71,5% bệnh nhân đạt kết quả tốt hoặc rất tốt theo thang điểm Harris, với 100% không còn đau sau ba tháng đầu.Phẫu thuật thay khớp háng bán phần không xi măng là phương pháp hiệu quả và an toàn cho người cao tuổi bị gãy cổ xương đùi, giúp phục hồi chức năng nhanh chóng, giảm đau, và hạn chế các biến chứng do nằm lâu. Phương pháp này đặc biệt phù hợp cho nhóm bệnh nhân cao tuổi và không có bệnh mãn tính nặng kèm theo, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy cổ xương đùi, thay khớp háng bán phần không xi măng, người cao tuổi, đặc điểm lâm sàng, kết quả phẫu thuật
Tài liệu tham khảo

2. Egol KA, Koval KJ, Zuckerman JD. Functional recovery following hip fracture in the elderly. J Orthop Trauma. 1997-11 1997;11(8):594-599.

3. Schwartsmann CR, Jacobus LS, Spinelli LF, et al. Dynamic Hip Screw for the Treatment of Femoral Neck Fractures: A Prospective Study with 96 Patients. ISRN Orthop. 2014;2014:257871.

4. Sinno K, Sakr M, Girard J, Khatib H. The effectiveness of primary bipolar arthroplasty in treatment of unstable intertrochanteric fractures in elderly patients. N Am J Med Sci. 2010; 2(12):561-568.

5. Hân NN. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần không xi măng điều trị gãy cổ xương đùi ở bệnh nhân 80 tuổi trở lên. Luận văn thạc sỹ; 2021.

6. Pajulammi HM, Pihlajamaki HK, Luukkaala TH, Nuotio MS. Pre- and perioperative predictors of changes in mobility and living arrangements after hip fracture--a population-based study. Arch Gerontol Geriatr. 2015;61(2): 182-189.

7. Kelly-Pettersson P, Samuelsson B, Muren O, et al. Waiting time to surgery is correlated with an increased risk of serious adverse events during hospital stay in patients with hip-fracture: A cohort study. Int J Nurs Stud. 2017;69:91-97.

8. Luân TT. Đánh giá kết quả phẫu thuật sớm thay khớp háng bán phần điều trị gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi. Luận văn chuyên khoa cấp 2; 2020.

9. Lawrence JE, Fountain DM, Cundall-Curry DJ, Carrothers AD. Do Patients Taking Warfarin Experience Delays to Theatre, Longer Hospital Stay, and Poorer Survival After Hip Fracture? Clinical Orthopaedics and Related Research. 2017;475(1):273-279.

10. Thành ĐX. Nghiên cứu kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng và thay đổi mật độ xương quanh khớp háng nhân tạo. Luận án tiến sỹ y học. Đại học Y Hà Nội; 2012.
