ĐẶC ĐIỂM CĂN NGUYÊN VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2023

Đào Ngọc Duy1,2,, Nguyễn Thanh Hằng2, Trương Thái Phương2,3, Trương Thị Huyền2
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện phân lập trên bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai năm 2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 243 bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai từ 01/10/2023-31/12/2023. Kết quả: Trong số 243 bệnh nhân, có 143 bệnh nhân phân lập được 1 loài vi khuẩn (58,85%), có 100 bệnh nhân phân lập được từ 2 loài vi khuẩn trở lên (41,15%). Phân lập được 592 chủng vi khuẩn từ bệnh phẩm đường hô hấp dưới. Trong đó phần lớn là vi khuẩn gram âm (583 chủng, 98,48%), vi khuẩn gram dương chỉ chiếm tỷ lệ rất ít (9 chủng, 1,52%). Các căn nguyên vi khuẩn được phân lập chủ yếu gồm Acinetobacter baumannii (34,97%), Klebsiella pneumonia (22,13%), Pseudo-monas aeruginosa (16,55%), Stenotrophomonas maltophilia (4,05%), Escherichia coli (3,89%). Kết luận: Bệnh nhân viêm phổi bệnh viện được phân lập được từ 2 căn nguyên trở lên tương đối cao (41,15%); đa số các vi khuẩn phân lập là vi khuẩn gram âm, căn nguyên chủ yếu gây viêm phổi bệnh viện là Acinobacter baumannii, Klebsiella pneumonia và Pseudomonas aeruginosa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Magill SS, O’Leary E, Janelle SJ, et al (2018). Changes in Prevalence of Health Care–Associated Infections in U.S. Hospitals. N Engl J Med, 379(18):1732-1744. doi:10.1056/NEJMoa1801550
2. Despotovic A, Milosevic B, Milosevic I, et al (2020). Hospital-acquired infections in the adult intensive care unit—Epidemiology, antimicrobial resistance patterns, and risk factors for acquisition and mortality. American Journal of Infection Control, 48(10): 1211-1215. doi:10. 1016/j.ajic.2020.01.009
3. Lê Bật Tân (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi và vi khuẩn gây bệnh của viêm phổi bệnh viện ở người lớn điều trị tại bệnh viện phổi Trung Ương. Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội.
4. Nhung LTH, Thái NTT, Anh H, Hạnh TTK (2023). Khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020 - 2021. Tạp chí Y học dự phòng, 33(1):102-110. doi:10.51403/0868-2836/2023/946
5. Ko RE, Min KH, Hong SB, et al (2021). Characteristics, Management, and Clinical Outcomes of Patients with Hospital-Acquired and Ventilator-Associated Pneumonia: A Multicenter Cohort Study in Korea. Tuberc Respir Dis, 84(4):317-325. doi:10.4046/trd.2021.0018
6. Phạm Văn Chung, Nguyễn Phan Đức Sanh, Phạm Thị Phương Nhi, Trần Xuân Chương (2023). Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực-chống độc, Bệnh viện C Đà Nẵng. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam; 2(42).
7. Trần Thị Vân Thủy, Dương Thiện Phước (2023). Nghiên cứu tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2023. ctump. 2023;(65): 122-128. doi:10. 58490/ctump.2023i65.1270
8. Herkel T, Uvizl R, Doubravska L, et al (2016). Epidemiology of hospital-acquired pneumonia: Results of a Central European multicenter, prospective, observational study compared with data from the European region. Biomed Pap Med Fac Univ Palacky Olomouc Czech Repub,160(3): 448-455. doi:10.5507/bp.2016.014