ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA KÍCH THÍCH ĐIỆN CHỨC NĂNG (FES) PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CẦM NẮM Ở NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của kích thích điện chức năng (FES) phối hợp hoạt động trị liệu trong phục hồi chức năng cầm nắm ở người bệnh đột quỵ não. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, so sánh trước và sau điều trị trên 89 người bệnh được chẩn đoán đột quỵ não, điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2023 đến 8/2024. Người bệnh được điều trị trong 28 ngày theo phác đồ: Hoạt động trị liệu 30 phút/lần, 1 lần/ngày; Kích thích điện chức năng vùng bàn ngón tay bên liệt bằng máy FES 30 phút/lần, 1 lần/ngày (nghỉ thứ 7 và chủ nhật). Kết quả được đánh giá qua các thang điểm: chức năng vận động chi trên FMAT, mức độ sử dụng chi trên MAL-QOM, khả năng phục hồi vận động chi trên ARAT, chức năng vận động bàn tay HMS và kết quả điều trị chung dựa trên tổng điểm quy đổi của các hạng mục. Kết quả: Tuổi trung bình 64,6 ± 10,6 tuổi, trong đó liệt nửa người trái chiếm 57,3%. Hiệu quả điều trị chung: tốt 68,5%, khá 25,8%, trung bình 5,7%. Chức năng vận động chi trên (FMAT) tăng hiệu số điểm D0-D28 có ý nghĩa thống kê (p<0,001) với 7,9% tốt, 68,5% khá, 23,6% trung bình. Mức độ sử dụng chi trên (MAL-QOM) tăng rõ (p<0,05), 65,2% đạt 3 điểm tại D28. Khả năng vận động chi trên (ARAT) cải thiện chậm, hiệu số tăng điểm trung bình sau điều trị là 20,2 ± 9,0 điểm (p<0,01). Chức năng vận động bàn tay (HMS): 3,4% đạt 5 điểm, 37,1% đạt 4 điểm, 57,3% đạt 3 điểm, 2,2% đạt 2 điểm. Kết luận: Can thiệp FES kết hợp hoạt động trị liệu giúp cải thiện khả năng cầm nắm đáng kể cho người bệnh đột quỵ não sau giai đoạn cấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phục hồi chức năng sau đột quỹ não, kích thích điện chức năng, hoạt động trị liệu, khả năng cầm nắm
Tài liệu tham khảo

2. Lê Thị Hương, Dương Thị Phượng, Lê Thị Tài, Nguyễn Thùy Linh, Phạm Thị Duyên (2016). Tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái Việt Nam năm 2013 – 2014. Tạp chí Nghiên cứu Y học, TCNCYH 104 (6), tr. 1-8.

3. Mai Duy Tôn (2022). Tình hình đột quỵ tại Việt Nam: một nghiên cứu đa trung tâm. Hội nghị Đột quỵ Quốc tế 2022, ngày 5/11/2022.

4. Nguyễn Thị Thanh Nga (2020). Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân chấn thương sọ não bằng phương pháp vận động cưỡng bức, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

5. Nguyễn Thuỳ Trang (2021). Đánh giá kết quả phối hợp gương trị liệu và vận động cưỡng bức bên liệt cường độ thấp trong phục hồi chức năng chi trên ở người bệnh nhồi máu não sau giai đoạn cấp, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

6. Milosevic, M., Marquez-Chin, C., Masani, K. et al. (2020). Why brain-controlled neuroprosthetics matter: mechanisms underlying electrical stimulation of muscles and nerves in rehabilitation. BioMed Eng OnLine, 19, 81.

7. Mozaffarian, D., Benjamin, E. J., Go, A. S., Arnett, D. K., Blaha, M. J., Cushman, M., et al. (2016). Heart Disease and Stroke Statistics-2016 Update: A Report from the American Heart Association. Circulation, 133(4), e38-360.

8. Murray, C. J., & Lopez, A. D. (2013). Measuring the global burden of disease. New England Journal of Medicine, 369(5), 448-457.
